Giáo án Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện (Kết nối tri thức) Ngữ văn 12

Với Giáo án Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 12 Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

1 362 30/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 12 (Kết nối tri thức): Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt:

-Nêu được mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Trình bày được các thông tin khái quát về hai tác phẩm truyện.

- Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm truyện xét trên một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể theo mục đích và phạm vi đã xác định.

- Rút ra được những nhận xét, đánh giá cần thiết, phù hợp về hai tác phẩm truyện căn cứ vào kết quả so sánh.

- Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm truyện thông qua việc so sánh.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng viết bài văn.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời: Đứng trước hai tác phẩm truyện, em cần làm gì để người đọc có thể hiểu về hai tác phẩm ấy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung tiết học: Bài học hôm nay chúng ta cùng viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tri thức về kiểu bài và đọc ngữ liệu tham khảo

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài viết và phân tích được bài viết tham khảo..

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài viết.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẲM

NV1: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu tri thức về kiểu bài.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2: Đọc ngữ liệu tham khảo

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và thực hiện các yêu cầu:

+ Phân tích bài viết tham khảo

+ Trả lời câu hỏi cuối bài:

1. Cơ sở của việc lựa chọn so sánh hai tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng và Những đứa con trong gia đình là gì?

2. Tác giả bài viết đã xác định mục đích so sánh hai tác phẩm như thế nào?

3. Các phương diện cơ bản nào của hai tác phẩm đã được đưa ra so sánh?

4. Đánh giá nào về đặc điểm, giá trị của từng tác phẩm được nảy sinh trên cơ sở so sánh?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Tri thức về kiểu bài

So sánh hai tác phẩm văn học nhằm làm rõ một quy luật chung nào đó hay để nhìn nhận sâu hơn giá trị của từng tác phẩm là công việc quen thuộc của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trong nhà trường phổ thông, điều đó cũng cần được thực hiện ở mức độ phù hợp vì nó có thể giúp bạn rèn luyện khả năng liên hệ, kết nối, huy động kiến thức, thiết lập cái nhìn tổng quan khi đi vào khám phá thế giới tác phẩm văn học.

Yêu cầu

- Nêu được mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Trình bày được các thông tin khái quát về hai tác phẩm truyện.

- Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm truyện xét trên một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể theo mục đích và phạm vi đã xác định.

- Rút ra được những nhận xét, đánh giá cần thiết, phù hợp về hai tác phẩm truyện căn cứ vào kết quả so sánh.

- Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm truyện thông qua việc so sánh.

2. Đọc ngữ liệu tham khảo

* Phân tích bài viết tham khảo:

- Nêu cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm: Viết về cùng đề tài; tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

- Nêu mục đích của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

- Trình bày luận điểm khái quát về nét chung của hai tác phẩm.

- Trình bày những thông tin cần thiết về từng tác phẩm được so sánh: Xuất xứ, bối cảnh câu chuyện, cốt truyện, nhân vật,…

- Thông tin khái quát về Mảnh trăng cuối rừng

- Thông tin khái quát về Những đứa con trong gia đình

- Phân tích cụ thể điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: Tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác.

- Phân tích nét riêng trong cách viết của từng tác phẩm – một vấn đề quan trọng cho thấy sự đa dạng của văn xuôi cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.

- Kết luận chung về giá trị của các tác phẩm và gợi mở cách nhìn nhận phù hợp về văn học của một giai đoạn đã qua.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

................................

................................

................................

1 362 30/05/2024
Mua tài liệu