Giáo án Tri thức Ngữ văn trang 9 (Kết nối tri thức) Ngữ văn 12

Với Giáo án Tri thức Ngữ văn trang 9 Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 12 Tri thức Ngữ văn trang 9.

1 284 30/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 12 (Kết nối tri thức): Tri thức Ngữ văn trang 9

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố tất yếu của tiểu thuyết hiện đại như: Ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,…

- Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm tiểu thuyết; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

- Nhận biết được những đặc diểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn chương.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ.

- Viết được bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Biết trình bày (dưới hình thức nói) kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực ngôn ngữ: Nắm được các biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ và vận dụng vào sử dụng tiếng Việt của bản thân.

- Năng lực tạo lập văn bản: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Năng lực nói và nghe: Biết trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

3. Về phẩm chất

- Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống; hiểu và đồng cảm với những nỗi buồn thể hiện nhân tính và khát vọng hướng tới sự hoàn thiện của con người.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu thuyết hiện đại.

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách hiện thực.

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nói mỉa và nghịch ngữ.

- HS trả lời

1. Tiểu thuyết hiện đại

- Tiểu thuyết là loại tác phẩm tự sự quy mô lớn, có khả năng thể hiện các nội dung đa dạng và bao quát một phạm vi hiện thực rất rộng, trải ra trên nhiều không gian, thời gian khác nhau nhưng dành sự chú ý đặc biệt cho đời tư hay số phận của con người cá nhân.

- Tiểu thuyết hiện đại là loại tiểu thuyết thể hiện một cách tư duy mới, mang tính hiện đại về đời sống, phân biệt với tiểu thuyết cổ điển ra đời trước thời đại tư bản chủ nghĩa.

Các đặc điểm lớn sau của tiểu thuyết hiện đại:

+ Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư; quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi; không lí tưởng hóa hiện thực.

+ Nhân vật là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí.

+ Có kết cấu nhiều tầng lớp, tuyến tình hoặc phi tuyến tính; có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.

+ Có khả năng tổng hợp cao mọi kinh nghiệm nghệ thuật của thể loại văn học khác để hình thức luôn ở trong trạng thái biến đổi không ngừng.

2. Phong cách hiện thực

- Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với sự hình thành tính cách con người, quan tâm miêu tả một cách chi tiết, “như thật” những hình ảnh phong phú, phức tạp của hiện thực cuộc sống, thường loại trừ sự “tô vẽ” hay lí tưởng hóa.

- Phong cách này có lịch sử phát triển lâu dài, tồn tại trong các thể loại khác nhau của văn học, nghệ thuật như: Thơ, truyện (bao gồm tiểu thuyết), kí, kịch, tác phẩm tạo hình,..

- Trong văn học, phong cách hiện thực đạt đến đỉnh cao với những sáng tạo thuộc trường phái hiện thực mà các đại diện tiêu biểu là S. Đích-ken (Ch. Dickens - Anh), H. đờ Ban-dắc (H. de Balzac - Pháp), L.Tôn-xtôi (L. Tolstoy - Nga), Ph. Đốt-xtôi-ép-xki (F.Dostoyevsky - Nga), Lỗ Tấn (Trung Quốc),… Trong văn học Việt Nam nửa đầu thể kỉ XX, phong cách hiện thực gắn với tên tuổi và sáng tác của các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,..

- Phong cách hiện thực thường được đặt trong tương quan so sánh, đối lập với phong cách lãng mạn - một phong cách ưu tiên việc thể hiện cảm nhận chủ quan, đôi khi lí tưởng hóa đối tượng được đề cập và coi trọng sự tưởng tượng, liên tưởng phóng tùng.

................................

................................

................................

1 284 30/05/2024
Mua tài liệu