Giáo án Tri thức Ngữ văn trang 12 (Cánh diều) Ngữ văn 12

Với Giáo án Tri thức Ngữ văn trang 12 Ngữ văn lớp 12 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 12 Tri thức Ngữ văn trang 12.

1 170 31/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 12 (Cánh diều): Tri thức Ngữ văn trang 12

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Phân tích và đánh giá được sự phối hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản; nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, yếu tố kì ảo,…) trong sự so sánh với truyện cổ dân gian. Nhận biết được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học cụ thể.

- Phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp.

- Viết được bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực ngôn ngữ: phân biệt được ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật và vận dụng vào sử dụng tiếng Việt của bản thân.

- Năng lực tạo lập văn bản: viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Năng lực nói và nghe: biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của người công dân; biết cảm thông, tôn trọng, bảo vệ những chủ thể yếu thế trong cuộc sống.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về truyện truyền kì.

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian.

- HS trả lời

1. Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là một thể loại tự sự của văn học trung đại, tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Tuy là văn học viết nhưng truyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian.

- Mô típ (1) người hoá thần, người chết sống lại,...

- Nhân vật có sự tương giao giữa thần và người, cõi sống và cõi chết,...

- Viết về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ, thường mượn “xưa” để nói "nay”.

- Những yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì vừa khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị vừa kín đáo phản ánh hiện thực và bộc lộ thái độ của người viết. Ở các giai đoạn văn học sau này, yếu tố kì ảo vẫn có thể được sử dụng như một thủ pháp để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

2. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian

- Truyện truyền kì và truyện cổ dân gian cùng có chung mô hình về thế giới: sự song song tồn tại có tác động qua lại của thế giới người (cõi trần) và thần tiên, ma quỷ (thiên đình, cõi âm).

- Khác với truyện cổ dân gian, truyện truyền kì là thể loại văn học viết, nơi mà vai trò của cá tính sáng tạo đã hiện diện. Các tác giả truyện truyền kì tiếp thu những mô típ kì ảo của truyện cổ dân gian và cải biến sáng tạo những mô típ này để gửi gắm những tâm sự, những cách nhìn độc đáo về đời sống.

3. Giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học

- Qua quá trình tiếp nhận tác phẩm, văn học giúp người đọc hiểu về đời sống hiện thực khách quan, hiểu người khác và hiểu chính mình, góp phần hình thành hoặc làm biến đổi một cách tự nhiên hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức người đọc.

- Qua quá trình tiếp xúc của người đọc với thế giới hình tượng, tác phẩm văn học đem lại khoái cảm về cái đẹp (giá trị thẩm mĩ).

................................

................................

................................

1 170 31/05/2024
Mua tài liệu