Giáo án Nội dung sách Ngữ văn 12 (Cánh diều) Ngữ văn 12

Với Giáo án Nội dung sách Ngữ văn 12 Ngữ văn lớp 12 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 12 Nội dung sách Ngữ văn 12.

1 354 31/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 12 (Cánh diều): Nội dung sách Ngữ văn 12

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 12.

- Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 12.

- Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?: Em hãy kể tên những văn bản đã được học và thể loại tương ứng với tác phẩm đó trong chương trình học lớp 11.

- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài Mở đầu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách học sách Ngữ văn 12

a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về nội dung cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4:

Có những thể loại văn học nào được hướng dẫn đọc hiểu ở sách Ngữ văn 12?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét

- GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức.

I. HỌC ĐỌC

1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN

Sách Ngữ văn 12 tập trung hướng dẫn cách đọc văn bản truyện thông qua một số tác phẩm tiêu biểu:

- Truyện truyền kì có văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục) trích từ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

- Truyện ngắn hiện đại có các văn bản Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hai cõi U Minh (Sơn Nam).

- Tiểu thuyết hiện đại có các văn bản trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy), Ông già và biển cả của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway).

- Lưu ý : Các em cần nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số thể loại như truyện truyền kì, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại

2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ

Các văn bản thơ được học tập trung vào các thể loại sau:

- Thơ lục bát có văn bản Việt Bắc (Tố Hữu).

- Thơ tự do có các văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao), Thời gian (Văn Cao), Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu).

- Thơ bảy chữ có các văn bản Tây Tiến (Quang Dũng), Mưa xuân (Nguyễn Bính) và thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bài Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu).

- Lưu ý : các em cần chú ý cách đọc thơ trữ tình hiện đại có các yếu tố biểu tượng, tượng trưng, siêu thực,...

3. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KÍ

Tác phẩm kí được học ở sách Ngữ văn 12 gồm:

- Nhật kí có văn bản trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thuỳ Trâm) và Một lít nước mắt của Ki-tô A-ya (Kito Aya).

- Phóng sự có văn bản Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba).

- Hồi kí có văn bản Quyết định khó khăn nhất trích tác phẩm Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử của Võ Nguyên Giáp (nhà văn Hữu Mai ghi).

- Lưu ý : Khi đọc văn bản kí, ngoài việc chú ý các yêu cầu chung về đọc hiểu tác phẩm kí đã học, các em cần chú ý nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của phóng sự, nhật kí hoặc hồi kí.

................................

................................

................................

1 354 31/05/2024
Mua tài liệu