Giáo án Tràng giang (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 12

Với Giáo án Tràng giang Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 12 Tràng giang.

1 317 30/05/2024


Giáo án Ngữ văn 12 (Chân trời sáng tạo): Tràng giang

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được cấu tứ độc đáo của bài thơ gắn với việc xây dựng hai hệ thống hình ảnh chuyển hóa luân phiên từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng từ gợi cảm xúc trần thế đến cảm xúc vũ trụ.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp riêng của một bài thơ có yếu tố tượng trưng, chia ra và phân tích được sự hiện diện của các yếu tố ấy trong bài Tràng Giang.

- HS phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua cách dùng từ ngữ và xây dựng hình ảnh trong bài thơ Tràng giang.

- HS đồng cảm được với tâm trạng, cảm xúc suy nghiệm của nhà thơ về cuộc đời và về các mối tương quan như: Con người – vũ trụ, hữu hạn – vô hạn, hữu hình – vô hình

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tràng giang và tác giả Huy Cận..

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của thơ lãng mạn (Thơ mới).

3. Về phẩm chất

- Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Cảnh đất trời mênh mông lúc chiều tà thường có ý nghĩa đặc biệt đối với thi nhân. Em hãy nêu một số câu thơ mà em biết có nói về cảnh hoàng hôn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra gợi ý:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

(Thôi Hiệu - Hoàng Hạc Lâu)

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa

(Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang)

GV dẫn dắt vào bài: “Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến Lửa Thiêng như bản ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,… đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng … tủi nắng sầu mưa. Cũng đất nước mà nặng buồn sông núi. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài Tràng giang.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1: Tìm hiểu tác giả

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Huy Cận.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

* NV2: Tìm hiểu văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Nêu một số thông tin chính của bài thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

1. Tác giả

- Huy Cận ( 1919 -2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận.

- Quê quán: Xã Ân Phú – huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh.

- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là một cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền thơ Cách Mạng Việt Nam từ sau năm 1945.

- Thơ ông giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ luôn thể hiện khao khát hòa điệu với cuộc đời và tạo vật. Tiếp thu đồng thời tinh hoa của nền thơ truyền thống phương Đông và nền thơ Pháp, Huy Cận đã tạo ra được sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.

- Tác phẩm chính của ông gồm có: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Nước triều đông (thơ song ngữ Việt – Pháp 1994).

2. Văn bản

- Bài thơ Tràng giang nằm trong tập Lửa thiêng. Đây là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận trên nhiều phương diện.

................................

................................

................................

1 317 30/05/2024