Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 17 (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 12

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 12 Thực hành tiếng Việt trang 17.

1 314 30/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 12 (Chân trời sáng tạo): Thực hành tiếng Việt trang 17

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ trang trọng.

- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận và phân tích đặc điểm ngôn ngữ trang trọng.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

3. Về phẩm chất

- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV đưa ra ví dụ và yêu cầu HS nhận xét về cách nói trong ví dụ đó:

+ Dạ thưa cô, cô cho em xin phép vào lớp.

+ Cô cho em vào lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, ghi lại những nét chính về nhà thơ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra kết luận.

- VD1 sử dụng cách nói trang trọng hơn VD2 à Dẫn dắt vào bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức lỗi về đặc điểm ngôn ngữ trang trọng.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm ngôn ngữ trang trọng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Đặc điểm ngôn ngữ trang trọng

Ngôn ngữ trang trọng là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo,…) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thao, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn,…). Ngôn ngữ trang trọng có các đặc điểm sau:

- Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,…; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;…

- Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

Lưu ý: Những tác phẩm văn học sáng tác theo phong cách cổ điểm thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng (ngôn ngữ tao nhã, mang tính ước lệ, tượng trung).

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về đặc điểm ngôn ngữ trang trọng làm các bài tập trong SGK.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thực hiện các bài tập trong SGK.

- GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập.

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 12 Tập 1 – CTST): Phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong các trường hợp sau:

a. Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này – Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

b. Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại), hay một nền văn học (phong cách dân tộc). Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện quan hệ thống đề tài; tư tưởng, cảm hứng; hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng.

Câu 1

a. Ngôn ngữ trang trọng: Văn bản văn học

- Sử dụng từ ngữ có sắc thái trang nghiêm tôn kính, tao nhã; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ.

- Câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

b. Ngôn ngữ trang trọng: Văn bản văn học

- Sử dụng từ ngữ có sắc thái trang nghiêm tôn kính, tao nhã; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ.

- Câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

................................

................................

................................

1 314 30/05/2024
Mua tài liệu