Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ Cánh diều cả năm
VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Cánh diều với đầy đủ kiến thức Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên và xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo chương trình mới - Cánh diều
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?
+ Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại. + Giới thiệu được một số người thuộc họ nội và họ ngoại của em. + Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong họ hàng nội, ngoại. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Bạn An và bạn Lan đã cho xem ảnh của những ai? + Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. + Ông bà bố và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. + Ông bà mẹ và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. |
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài - Cả lớp quan sát tranh và ttrar lời 2 câu hỏi: + Bạn An đã cho xem ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và chị gái của bố. + Bạn Lan đã cho xem ảnh của ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và em trai của mẹ. + Người thuộc họ nội của bạn An: ông bà nội, chị gái của bố (o hoặc bá) và Lan, Hoa. + Những người thuộc họ ngoại của bạn Lan: ông, bà, em trai của mẹ và An Bình.
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả. + Hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình dưới đây: . Ai là con trai, ai là con gái của ông bà? . Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà? . Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên |
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày:
+ Bố An là con trai, mẹ Lan là con gái của ông bà. + Mẹ An là con dâu, bố Lan là con rể của ông bà. + An Bình là cháu nội, Lan Hoa là cháu ngoại của ông bà.
- Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Thực hành nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách xưng hô của mình với những người thuộc họ nội, họ ngoại. - Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm một số cách xưng hô tuỳ theo địa phương. VD: ở Miền trung vợ của chú gọi là mự (chú mự); ở miền Bắc, vợ của chú lại gọi là thím (chú thím),... |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày theo cách xưng hô của gia đình, địa phương mình.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV giới thiệu sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của bạn An. - Cùng trao đổi với HS về sơ đồ
+ GV yêu cầu HS về nhà dựa vào sơ đồ gợi ý này để vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của mình |
- HS quan sát sơ đồ.
- HS cùng trao đổi về sơ đồ.
- Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được những việc làm thể hiện tình cảm , sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
- Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mời HS đưa sản phẩm đã làm (sơ đồ hộ hàng của em) đã học ở tiết trước để khởi động bài học. + GV nhận xét từng em, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh làm đẹp, đúng - GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS nộp sản phẩm.
- lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại. + Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tình cảm, sự gắn bó của em với họ hàng nội, ngoại. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nói về những việc làm thể hiện tình cảm, sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại. - Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương đồng thời nêu câu hỏi phụ chung cho cả lớp: + Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng nội, ngoại? - GV nhận xét, tuyên dương.
|
- Một số học sinh trình bày.
- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày: Hình 1: Bạn Hà gọi điện hỏi thăm ông bà. Hình 2: Bạn An thăm dì bị ốm. Hình 3: Bạn Hà nhường phòng cho các em họ đến chơi nhà. Hình 4: Bạn An cùng người thân mua quà biếu ông bà.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- HS trả lời cá nhân theo kết quả mình đã làm trông cuộc sống với những người trong họ hàng nội, ngoại. |
3. Luyện tập. - Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Em sẽ ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây. (làm việc nhóm 2) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây.
- Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). - GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra. |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống ở bên. + Em sẽ chạy ra khoanh tay chào hỏi bác Long, cất mũ, túi cho bác ấy và vào rót nước mời bác Long uống và cùng trò chuyện với bố.
+ Em sẽ không xử lý như bạn trong tranh mà em sẽ đồng ý về quê đón giao thừa cùng ông bà. Vì giây phút giao thừa là rất quan trọng nên cả nhà cần phải đoàn viên bên nhau.
- Các nhóm trình bày.
- 3-5 HS đọc thông điệp: Hãy yêu quý, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng, nội ngoại của mình các bạn nhé! |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi:
+ Đó là bà ngoại. + Đó là chú.
+ Đó là dì.
+ Đó là anh họ.
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
---------------------------------------------------------------------
TUẦN 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó.
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.
- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Nụ cười của bé chính là niềm vui của ai? + Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc như thế nào? - GV Nhận xét, tuyên dương. ? Hãy kể về một dịp gặp mặt họ hàng mà bạn nhớ nhất? - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Nụ cười của bé chính là niềm vui của cha. + Trả lời: Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc rất to lớn.
- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được tên và hoạt động diễn ra trong sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An. + Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Một số ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng của gia đình. (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả. + Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ nào trong gia đình?
+ Vậy tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm đó ra sao?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Trong cuộc sống của chúng ta diễn ra rất nhiều những sự kiệ, những kỉ niệm đáng nhớ. Đó chính là những kỉ niệm bên gia đình thân yêu của chúng ta. |
- 1HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi: + Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ chính là lễ mừng thọ bà, chuyển từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới trong gia đình. + Tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm: vui mừng khi được chúc thọ bà, luyến tiếc khi phải rời xa ngôi nhà cũ và vui vẻ, hào hứng khi đến với căn nhà mới.
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
|
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + giới thiệu được một số nagyf kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em. + Nêu được ý nghĩa cuuar những ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Chia sẻ về ngày Kỉ niệm hay sự kiện của gia đình em. - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời HS thảo luận cặp đôi, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương - GV chốt: Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đẹp gắn với gia đình chúng ta. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình. + Mình thích nhất là được về quê nội. + Mình thích nhất là được đi du lịch cùng gia đình. + Mình thích nhất là được đi tắm biển của bố mẹ mình. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS cùng chia sẻ lại nhiều những kỉ niệm mà em đã được tham dự cùng với gia đình - Gv nhận xét tiết học - Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị tiết 2 của bài. |
- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..
- Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.
- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
- Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
- GV mở bài hát “Cả nhà thương nhau” để khởi động bài học. ? Hãy kể về sự thay thổi theo thười gian của mọi người trong gia đình mà e cảm nhận được? - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe. |
||||||||||
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ. + Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình sự thay đổi của gia đình theo thời gian. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự thay đổi của gia đình. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả. + Nói về các sự kiện của gia đình bạn An trong các hình? + Hãy nêu sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Gia đình sẽ có sự thay đổi theo thời gian, cũng như chúng ta lớn lên theo năm tháng, vì vậy chúng ta cần trân trọng những kỉ niệm và những tình cảm của gia đình.. |
- 1HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi: + Các bức ảnh chính là những kỉ niệm mà gia đình bạn An đã trải qua. + Hình 1 là lễ cưới của bố mẹ An +Hình 2 là hình ảnh An chào đời. + Hình 3 là e gái An chào đời. + Hình 4 là An bắt đầu vào học lớp 1. + Hình 5 là cả gia đình An đi du lịch.
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
|
||||||||||
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Kể được một số sự kiện của gia đình theo thười gian. + Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình. + Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
Hoạt động 2. Vẽ đường thời gian (Làm việc theo nhóm 6) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương - GV chốt: Mỗi gia đình đều có những mốc thời gian thay đổi, có những sự thay đổi theo thời gian. Hoạt động 3. Thực hành làm món quà tặng người thân. (Làm việc theo nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. ?Em hãy suy nghĩ mình sẽ làm món quà gì, tặng cho ai và nhân dịp gì? - GV yêu cầu HS cùng thảo luận nhóm 4 và hoàn thành sản phẩm.
- GV yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm của mình. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương - GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân + HS trả lời theo ý kiến của mình
- HS thảo luận và hoàn thành sản phẩm.
- HS chia sẻ và trưng bày sản phẩm của mình trước lớp. - HS nhận xét
Mỗi gia đình có những ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng khác nhau. Trong những dịp đó, mọi người dành thời gian thăm hỏi, chia sẻ và cùng nhau tham gia các hoạt động. Từng kỉ niệm hay sự kiện của gia đình đều mang lại ấn tượng khó quên cho mỗi người. |
||||||||||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
- GV cho HS mang những món quà mà mình làm hoàn thành trên lớp về tặng những người thân của mình. - GV nhắc nhở HS chưa hoàn thành về nhà hoàn thành sản phẩm của mình. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị bài sau. |
- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..
- Về nhà hàn thành snar phẩm mà mình chưa hoàn thành |
||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.
- Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà.
- Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức có liên quan - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
- GV chiếu tranh sgk
+ GV nêu câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS quan sát tranh
Hs trả lời theo suy nghĩ cá nhân + Trả lời: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút. - HS lắng nghe. |
||||||||||||||||||
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
Tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà. (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài : Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây - Cả lớp quan sát tranh và trả lời : + Hình 1: Bén lửa từ bếp ga. + Hình 2: Bàn là chưa tắt. + Hình 3: Chập điện từ ổ cắm. + Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà.
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
||||||||||||||||||
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà + Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về: + Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà + Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà - Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây qua video |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết: + Cháy nhà do hút thuốc. + Cháy nhà cho đốt nến, diêm, hương. + Cháy nhà do các hóa chất như xăng, dầu, gas,… Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà: + Nhà cửa bị cháy hết. + Tổn thất về tài sản. + Thiệt hại về tính mạng. + Nguy hiểm đến những người xung quanh.
- Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
||||||||||||||||||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Điều tra, phát hiện được những thứ ( đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy nhà. + Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
- GV giới thiệu Phiếu thu thập thông tin - Cùng trao đổi với HS về nội dung phiếu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin - Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà - GV nhận xét chung, tuyên dương |
- HS quan sát phiếu
- HS cùng trao đổi về nội dung phiếu
-Hs thảo luận nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
||||||||||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
- GV mời HS chia sẻ thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà + GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới
|
- HS chia sẻ
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. |
||||||||||||||||||
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc cần phải làm, không được làm khi có cháy (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng quan sát các hình 1 và 2 ( SGK-trang15, 16): Nêu những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy - Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc phải làm khi có cháy
|
- Một số học sinh trình bày. - Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày: Tình huống 1
Tình huống 2
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu |
||||||||||||||||||
3. Luyện tập. - Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra. Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra. - Cách tiến hành:
|
|||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây. (làm việc nhóm 6) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây
- Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). - GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra. |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em và người thân gặp các tình huống - Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì. Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có). - Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu. Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa, cứu người bị thương (nếu có). - Các nhóm trình bày. - 3-5 HS đọc thông điệp: Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy nổ. Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp |
||||||||||||||||||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: + Hãy kể những việc cần phải làm khi có cháy ? + Hãy nêu những việc không được làm khi có Cháy
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: + Những việc cần làm: kêu cứu, gọi điện thoại số 114, tìm lối thoát hiểm... + Những việc không được làm: trốn trong nhà khi có cháy, tìm đồ đạc khi có cháy... -Lắng nghe |
||||||||||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
---------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 04: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ Ở (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức có liên quan - Cách tiến hành: |
|
- Hs chia sẻ hiểu biết + GV nêu câu hỏi: Xung quanh nhà ở của em có sạch sẽ không? Vì sao em lại nhận xét như vậy? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: - Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở thông qua quan sát tranh, ảnh và thực tế. - Biết nhận xét về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở thông qua quan sát tranh, ảnh và thực tế - Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm giữ vệ sinh xung quanh nhà ở (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. +Những người trong tranh đang làm gì? + Những việc làm đó có tác dụng gì? + Em và các thành viên trong gia đình đã làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài - Cả lớp quan sát tranh và đọc câu hỏi : -HS chia sẻ câu trả lời: + Hình 1: Quét sân nhà + Hình 2: Cắt tỉa cành cây, phát quang bụi rậm + Hình 3: Bóc tờ quảng cáo dán trên bờ tường + Hình 4: Cọ rửa chuồng lợn + Hình 5: Tham gia dọn vệ sinh ở khu xóm Những việc làm đó có tác dụng làm sạch môi trường xung quanh, giữ vệ sinh môi trường luôn xanh sạch đẹp. Liên hệ em và gia đình: quét dọn nhà cửa; dọn cỏ ở vườn; vệ sinh chum,vại nước khi không sử dụng;….
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
Hoạt động 2: Nhận xét về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở trong tình huống cụ thể (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về: + Em có nhận xét gì về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở trong hình? + Nếu sống ở ngôi nhà trong hình, em và các thành viên trong gia đình sẽ làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở ? + Vì sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở ?
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương
|
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
* Đại diện các nhóm trình bày - Việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở chưa tốt, vì xung quanh nhà ở còn rất bẩn, bừa bộn: + Nhà cửa không sạch sẽ: chổi, rác thải,… bừa bãi khắp nơi. + Cây cối không được cắt tỉa: Cây trước nhà mọc lan ra cổng, cỏ cây mọc um tùm, không gọn gàng. + Khu giếng nước rất bẩn: gàu múc nước,… vứt vương vãi, + Khu chuồng gia súc còn rất nhiều rác, có một đống rác lớn ở chuồng. + Khu vực trước cửa nhà còn bẩn: Đống rác nằm trước nhà chưa dọn, còn vỏ chuối trước cửa, tường nhà bị tróc, khu vực mương nước bốc mùi, nước bẩn chảy lênh láng,… - Nếu sống ở ngôi nhà trong hình trên, em và các thành viên trong gia đình sẽ: + Dọn dẹp lại nhà cửa. + Cắt tỉa cây gọn gàng. + Vệ sinh khu chuồng gia súc. + Vệ sinh khu vực giếng nước. + Dọn dẹp cửa và khu vực trước cửa. + Xây lại mương nước. + Sơn sửa lại tường. -Cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở vì: + Xung quanh nhà ở sạch sẽ giúp phòng trách bệnh tật. + Giúp tinh thần thoải mái. + Đảm bảo vệ sinh môi trường. + Đảm bảo sức khỏe. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học xong bài học - Cách tiến hành: |
|
-Gv yêu cầu hs chia sẻ một số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - GV mời HS khác nhận xét. - GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn một số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - GV nhận xét chung, tuyên dương |
-HS chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 04: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ Ở (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Đưa ra được cách xử lý tình huống để đảm bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Tự đánh giá việc thực hiện bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mời HS chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS chia sẻ
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. |
2. Luyện tập. - Mục tiêu: Đưa ra được cách xử lý tình huống để đảm bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - Cách tiến hành:
|
|
Hoạt động 3. Xử lý tình huống (làm việc nhóm 6) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây ( nhóm 1;2 thực hành ứng xử tình huống 1 nhóm 3;4 thực hành ứng xử tình huống 2)
- Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). |
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em gặp các tình huống - Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhở bạn không được xả nước bẩn từ trên xuống lòng đường. Vì như thế sẽ gây mất mĩ quan, có thể đổ nước trúng người qua đường và không đảm bảo vệ sinh môi trường. - Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở chú đây là hành động không đúng, chú không được xả rác tại nơi cấm đổ rác. Vì như thế vừa gây mất mĩ quan đô thị, vừa gây ô nhiễm môi trường trong khi đã có biển cấm đổ rác tại đây. - Các nhóm trình bày.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Tự đánh giá việc thực hiện bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 4: Tự đánh giá việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - GV yêu cầu HS kể 1 số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở - GV phát phiếu tự đánh giá theo mẫu cho hs
- Mời HS trình bày. GV nhận xét và hỏi HS: “ Em cần thay đổi gì để thực hiện việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở” ( nếu HS chưa thực hiện hoặc thỉnh thoảng thực hiện việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở) - GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS kể: quét sân, dọn vườn,đổ rác đúng nơi quy định Học sinh tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở bằng cách: + Đánh dấu x vào cột “ thường xuyên” nếu em thường xuyên thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng + Đánh dấu x vào cột “ thỉnh thoảng” nếu em thỉnh thoảng thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng + Đánh dấu x vào cột “ không làm” nếu em không thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng -1 số HS trình bày kết quả trước lớp
- 3-5 HS đọc thông điệp: Hãyluôn giữ vệ sinh xung quanh nhà ở để phòng tránh bệnh tật, đảm bảo sức khỏe các bạn nhé! |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 5
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: họ hàng nội, ngoại; một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
- HS lắng nghe. |
2. Thực hành - Mục tiêu: + Biết thu thập và chia sẻ thông tin về một số người trong họ hàng nội, ngoại. + Lựa chọn và giới thiệu được về một sự kiện trong gia đình. -Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình. - GV mời HS đọc yêu cầu 1; 2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện yêu cầu 1;2 vào VBT.
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, tổ chức cho HS thảo luận nhóm. + Nội dung thảo luận: Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình theo kết quả làm các câu 1,2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình trong VBT. - Gọi các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) theo các tiêu chí: chia sẻ nhiều thông tin, có tranh, ảnh minh họa, trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm,... - Bình chọn những HS giới thiệu ấn tượng. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện yêu cầu 1;2 vào VBT. + Họ và tên. + Họ nội hay họ ngoại. + Cách xưng hô. + Nghề nghiệp. + Sở thích. ... - HS chia nhóm theo sự phân công của GV. - HS lắng nghe yêu cầu thảo luận.
- HS trình bày theo các nội dung: + Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại (theo yêu cầu 1; 2 đã thực hiện). + Chọn và giới thiệu về một sự kiện trong gia đình em: Đó là sự kiện gì? Sự kiện đó diễn ra khi nào và ở đâu? Những ai tham gia sự kiện đó? Có những hoạt động nào diễn ra trong sự kiện đó? Cảm xúc của mọi người tham gia sự kiện đó như thế nào? - Các nhóm khác nhận xét.
- HS bình chọn. - HS lắng nghe, theo dõi. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài. - Cách tiến hành: |
|
- Những việc em đã làm để thể hiện tình yêu thương đối với gia đình của mình? - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài. |
- HS nêu ý kiến.
- Hs theo dõi.
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
- Xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong gia đình và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||
- GV cho HS khởi động, hát theo video bài: Cả nhà thương nhau. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS theo dõi, hát.
- HS lắng nghe. |
||||||||||||||
2. Thực hành: - Mục tiêu: + Phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. + Xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong gia đình và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về cách phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, liệt kê những việc phải làm và không được làm để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng theo gợi ý trang 23/SGK trong VBT.
- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV cùng HS hoàn thiện kết quả trình bày của các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Xử lí tình huống - GV chia lớp thành các nhóm 4 (có nhóm chẵn / nhóm lẻ). - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm chẵn: Quan sát tình huống 1 (Hình 1/T23 SGK), thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. + Nhóm lẻ: Quan sát tình huống 2 (Hình 2/T23 SGK), thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.
- Mời các nhóm đóng vai trước lớp. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống đó. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV củng cố lại kiến thức. |
- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- Đại diện trình bày trước lớp.
- HS theo dõi.
- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.
- Các nhóm lắng nghe nhiệm vụ.
- Một số nhóm đóng vai trước lớp. - HS nhận xét.
- HS theo dõi. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
||||||||||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||
- Em đã có những việc làm như thế nào để phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình? - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS nêu ý kiến.
- HS lắng nghe.
|
||||||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
|||||||||||||||
Tài liệu có 260 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Xem thêm các bộ Giáo án lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 – CD
Giáo án môn Đạo đức lớp 3 – CD