Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 bộ Cánh diều cả năm
VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - Cánh diều với đầy đủ kiến thức Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 theo chương trình mới - Cánh diều
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học. + GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe.
- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: quan sát lớp học (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV phát phiếu khảo sát để HD quan sát lớp và điền thông tin. - GV mời HS trình bày trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài - HS tiến hành quan sát lớp học của mình và điền những thông tin quan sát được trong lớp để đưa vào phiếu: + Cuối lớp: có khẩu hiệu + Hai bên tường: chưa trang trí. + ...
- Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Quan sát, nhận xét trang trí lớp. (Làm việc nhóm 2) - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Nhận xét về ý tưởng trang trí lớp học trong các tranh dưới đây: - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 3. Xây dựng ý tưởng trang trí lớp học. (Làm việc nhóm 4) - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Thảo luận và xây dựng ý tưởng trang trí lớp. - Các nhóm trình bày ý tưởng. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày: + Tranh 1: trang trí góc sáng tạo rất đẹp, có vẽ bình hoa, các phiếu sáng tạo hình trái tim. + Tranh 2: Góc lớp cửa ra vào được bố trí đẹp, khoa học. Có bảng nội quy lớp bằng cây xanh, có chậu cây cảnh nhỏ,.. - Các nhóm nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nnoms 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, pù hợp để đề xuất trang trí lớp. + Trồng thêm châu hoa trước cửa lớp. + Làm nội quy bằng những bông hoa đẹp. + .... - Các nhóm nhận xét, bổ sung |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng để cuối tuần cùng chung tay trang trí lớp: + Tìm tranh ảnh trang trí lớp. + Tìm thêm mộtt số cây hoa để trồng trước cửa lớp,.... - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: CHUẨN BỊ TRANG TRÍ LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Trường học thân thiện” để khởi động bài học. + GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS lắng nghe.
- HS trả lời về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe. |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. |
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Chuẩn bị trang trí lớp học. (Làm việc theo tổ) - GV nêu yêu cầu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ tưởng. Tổ trưởng điều hành tổ mình chuẩn bị các dụng cụ đã có sắn từ tiết học chủ đề để trang trí lớp. - GV Theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ. Tổ trưởng điều hành các tổ viện chuản bị dụng cụ để trang trí lớp: Tổ 1: trông chậu hoa nhỏ trước cửa lớp. Tổ 2: làm bảng nội quy lớp nằng cây hoa. Tổ 3: Trang trí góc sáng tạo. Tổ 4: Làm khẩu hiệu ai bên lớp
- Các tổ làm việc, nếu không xong thì tuần sau tiếp tục. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tuần sau trang trí và hoàn thiện lớp học.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
- Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Vui đến trường” để khởi động bài học. + GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe.
- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí lớp học. + Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Trang trí lớp học (làm việc chung cả lớp) - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV chia lớp thành nhóm 4( nhóm đã chia tuần trước). - GV mời một số HS nhắc lại ý tưởng trang trí lớp học và nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn khi thực hiện. - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, khen ngợi tinh thần tích cực tham gia trang trí lớp học của HS. - GV khen ngợi những nhóm có tinh thần hợp tác tốt và hoàn thành sản phẩm trang trí lớp học đẹp, ấn tượng. - GV mời HS trình bày trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- HS lắng nghe lại những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực hiện.
- Các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị.
- Các nhóm thực hành trang trí lớp học theo ý tưởng đã xây dựng và thống nhất.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + HS biết dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh lớp học sạch đẹp sau khi trang trí. + Tự đánh giá việc trang trí lớp học của nhóm mình. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Vệ sinh lớp học. (Làm việc chung cả lớp). - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức cho các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí.
Hoạt động 3. Chia sẻ kết quả và cảm nghĩ của em sau khi trang trí lớp học(Làm việc nhóm 4). - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV sử dụng kĩ thuật “phòng tranh”: + HS đi tham quan các khu vực lớp học đã được trang trí. + Mỗi nhóm chia sẻ 3 điều nhóm mình thấy hài lòng sau khi trang trí và 3 việc nhóm mình sẽ làm để giữ gìn lớp học sạch đẹp. - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV khen ngợi sự sáng tạo của các nhóm khi trang trí lớp học. - GV kết luận: Lớp học được trang trí, vệ sinh sạch đẹp sẽ là môi trường thuận lợi để các em học tập và vui chơi. - GV khen ngợi sự sáng tạo và tinh thần tham gia của HS, đồng thời khuyến khích HS phát huy điều đó để lớp học luôn sạch đẹp. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS tham quan các khu vực lớp học đã trang trí. - Đại diện các nhóm chia sẻ suy nghĩ theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. - Các nhóm nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe GV kết luận.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập để cuối tuần cùng chung tay sáng tạo tranh về chủ đề “Trường lớp thân yêu” - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
--------------------------------
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: SÁNG TẠO TRANH VỀ CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG LỚP THÂN YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với rường lớp.
- Học sinh có ý thức vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tham gia sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về bức tranh sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu để giới thiệu với các bạn.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. + GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS lắng nghe.
- HS trả lời về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe. |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. |
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + Thực hiện sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. (Làm việc theo nhóm 6). - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS chuẩn bị: các loại hạt, giấy, bút màu, vật liệu tái chế, kéo, hồ dán,... - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6: Thảo luận sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. - GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng hoàn thành. - GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi gợi ý sau: + Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? + Em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý trường lớp của mình?
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. => GV kết luận: Trường, lớp là nơi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô và bạn bè. Hãy trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau. . |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên. - Các nhóm thảo luận ý tưởng và thực hiện sáng tạo tranh. - HS lắng nghe.
- HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.
+ Yêu quý, kính trọng thầy cô giáo + Hòa thuận, vui vẻ cùng bạn bè + Giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí trường lớp + Không phá hoại của công.
- HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục giới thiệu về bức tranh sáng tạo về chủ điểm Trường lớp thân yêu với các thành viên trong gia đình. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 3
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC THÂN THIỆN CỦA CHÚNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Sau khi tham gia các hoạt động, HS có khả năng:
- Thiết kế biểu tượng trang trí lớp học.
- Có ý thức tự giác, tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện.
- Thể hiện tình cảm yêu quý trường lớp; thân thiện với thầy cô, bạn bè.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức tự giác, tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự thiết kế biểu tượng trang trí lớp học thân thiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học thân thiện.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp hox5 thân thiện mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học. + GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát. - GV đặt câu hỏi: Qua bài hát em thích một lớp học như thế nào? => GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề: Một lớp học vui vẻ thân thiện là một lớp học mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái và có được sự tôn trọng từ mọi người? Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một lớp học thân thiện? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ về nội dung bài hát. - HS chia sẻ về lớp học em yêu thích dựa theo gợi ý sau: + Không gian lớp học + Sự thân thiện giữa các thành viên trong lớp + Sự tâm lý của thầy cô giáo
|
2. Khám phá: - Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Nhận xét và chia sẻ (làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS. GV chiếu hình ảnh câu chuyện về lớp học của bạn Linh, yêu cầu HS quan sát và thảo luận các câu hỏi theo gợi ý:
+ Hãy kể lại câu chuyện lớp học của bạn Linh.
+ Lớp học của bạn Linh có điểm gì đặc biệt?
+ Lớp học của em có những điểm nào giống và khác lớp học của bạn Linh? + Em và các bạn đã làm gì để thể hiện việc ứng xử thân thiện với nhau? - GV mời một số nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. => GV kết luận: Lớp học của bạn Linh đã xây dựng những biểu tượng thân thiện để mọi người cùng thực hiện theo. Các bạn trong lớp đều yêu thương, gắn bó và ứng xử thân thiện với nhau. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm 4 quan sát hình ảnh câu chuyện về lớp học của bạn Linh để thảo luận và trả lời các câu hỏi theo gợi ý:
+ Bạn Linh là học sinh của lớp 3A. Trước cửa lớp bạn có treo một bảng gồm các hoạt động khác nhau được vẽ rất tỉ mỉ. Mỗi ngày khi đến lớp, Linh và các bạn sẽ chọn những hoạt động trong tranh để thực hiện. Ngoài ra, khi bước vào chỗ ngồi, mỗi bạn sẽ thực hiện một cử chỉ thân thiện với bạn bên cạnh như đập tay, chào hỏi,... Vì thể buổi học nào của lớp Linh cũng diễn ra trong sự vui vẻ, thân thiện. + Lớp học của bạn Linh đã xây dựng những biểu tượng thân thiện để mọi người cùng thực hiện theo. Các bạn trong lớp đều yêu thương, gắn bó và ứng xử thân thiện với nhau. - HS tự liên hệ và so sánh theo suy nghĩ của mình.
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả - HS nhận xét. - HS chú ý lắng nghe giáo viên
|
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + HS thiết kế được biểu tượng trang trí lớp học để nhắc nhở nhau cùng xây dựng lớp học thân thiện. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Xây dựng lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu bài. - GV chia lớp mỗi nhám 4 HS và GV phát cho mỗi nhóm một Phiếu thảo luận - GV giao cho HS thực hiện các nhiệm vụ sau: + Viết ra giấy những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện.
+ Dùng bút, bút màu, thiết kế biểu tượng trang trí lớp học để nhắc nhở các bạn cùng xây dựng lớp học thân thiện. - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ về những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện. - GV yêu cầu các nhóm lần lượt trao đổi Phiếu thảo luận cho nhau và vẽ biểu tượng cảm xúc vào sản phẩm của nhóm bạn.
- GV mời các nhóm nhận xét , bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định, có biểu tượng trang trí đẹp, ý nghĩa và nhấn mạnh: Các em hãy ứng xử thân thiện và đoàn kết với nhau. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ mà GV đã giao trên phiếu BT. - Những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện: + Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống + Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình. + Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn. + ….. - Biểu tượng trang trí lớp học:
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ những việc mà nhóm mình sẽ làm để xây dựng lớp học thân thiện - Các nhóm lần lượt trao đổi Phiếu thảo luận cho nhau và vẽ biểu tượng cảm xúc vào sản phẩm của nhóm bạn.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những cảm nghĩ của mình về lớp học thân thiện để cuối tuần cùng chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện theo gợi ý: + Khu vực trong lớp học em thích nhất. + Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
----------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: CẢM NGHĨ VỀ LỚP HỌC THÂN THIỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS vui vẻ, đoàn kết, thân thiện với nhau.
- HS có thái độ yêu quý và giữ gìn các góc,khu vực trong lớp học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các tư liệu để tham gia chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nêu cảm nghĩ về lớp học thân thiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ cảm nghĩ về lp71 học thân thiện mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu để giới thiệu với các bạn những việc cần làm để xây dựng lớp học thân thiện.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học. + GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS lắng nghe.
- HS trả lời về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe. |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. |
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Cảm nghĩ về lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 2) - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện theo các câu hỏi gợi ý sau: + Em thích nhất khu vực nào trong lớp của mình? Vì sao? + Em muốn làm những việc gì để xây dựng lớp học thân thiện?
- GV mời 1 số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS các nhóm khác nhận xét. - Các HS cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến. GV nhận xét và rút ra kết luận. - GV kết luận: Một lớp học lí tưởng là một lớp học có không gian học tập đẹp mắt, sạch sẽ và các thành viên trong lớp luôn thân thiện và tôn trọng lẫn nhau. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 2, đưa ra những cảm nghĩ về lớp học thân thiện và trả lời các câu hỏi: + HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
+ Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện: + Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống + Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình. + Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn. + Xây dựng góc học tập gần gũi…
- Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - HS nhận xét.
- HS lắng nghe kết luận của giáo viên
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV hưỡng dẫn học sinh cách bảo quản và giữ gìn các đồ dùng trong lớp học. + Không vẽ lên mặt bàn ghế. + Tưới nước thường xuyên cho các chậu canh cảnh. + Sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng, ngăn nắp... - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 4
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: THẦY CÔ CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể tại những điều ấn tượng nhất về thầy cô.
- Sáng tạo bức tranh về chủ đề Thầy cô của em.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí, vẽ tranh để tham gia chia sẻ cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo, tự vẽ, trang trí tranh từ các vật liệu khác nhau theo chủ đề phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chủ đề thầy cô.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí tranh vẽ từ nhiều vật liệu khác nhau để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Bụi phấn” để khởi động bài học. + GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe. - HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + HS nêu được kỉ niệm với thầy cô và chia sẻ những điều ấn tượng về thầy cô. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Kỉ niệm về thầy cô (Làm việc nhóm đôi) 1. Kỉ niệm về thầy cô. * Kể về một kỉ niệm nhớ nhất của em với thầy cô. * Chia sẻ điều em ấn tượng nhất về thầy cô.
- GV mời HS đọc yêu cầu. - GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Em nhớ nhất thầy cô giáo nào? + Kỉ niệm nào về thầy cô khiến em nhớ nhất? + Chia sẻ điều mà em ấn tượng nhất về thầy cô giáo đó?
- GV mời HS trình bày trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt: Thầy cô là những người đã yêu thương, dạy dỗ em thành người. Có rất nhiều ấn tượng về thầy cô khiến chúng ta không thể quên, những ấn tượng đó sẽ là kỉ niệm đẹp theo em đi suốt cuộc đời. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + HS thực hành sáng tạo tranh về thầy cô từ nhiều vật liệu khác nhau. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em (Làm việc nhóm 4) 2. Sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em. * Chuẩn bị: bút màu, giấy màu, các loại hạt, hồ dán,... * Tiến hành: - Nhớ về thầy cô đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất . - Sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em. - Chia sẻ bức tranh với các bạn. - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức HS làm việc nhóm 4. - GV phổ biến nhiệm vụ: HS sử dụng bút màu, giấy màu, các loại hạt, hồ dán và các vật liệu khác nhau để vẽ, tạo hình, trang trí, tô màu,... sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em. - Gọi một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt: GV khen ngợi những bạn có bức tranh ý nghĩa, sáng tạo và nhấn mạnh: Các em hãy luôn nhớ ơn thầy cô giáo đã dạy mình nên người và cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ công ơn của thầy cô. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài, tiến hành sáng tạo tranh và chia sẻ tranh của mình với các bạn trong nhóm. - HS chia sẻ trước lớp về ý tưởng bức tranh của mình. Mô tả những điểm ấn tượng trong bức tranh liên quan đến thầy cô giáo của mình. - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về bức tranh em đã sáng tạo chủ đề Thầy cô của em. + Sáng tạo thêm các bức tranh bằng những vật liệu khác. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
--------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: EM VUI TẾT TRUNG THU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua việc bày mâm cỗ Trung thu.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Trang trí lớp học” Cách chơi: GV chiếu slide câu hỏi, HS chọn đáp án viết vào bảng con, giơ bảng khi có hiệu lệnh. Trả lời đúng sẽ giúp lớp học được trang trí thêm 1 đồ vật. - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi. Gợi ý câu hỏi: + Tết Trung thu là ngày nào trong năm? a. 15/7(âm lịch) b. 15/8(âm lịch) + Tết Trung thu thường bầy như thế nào? a. Mâm ngũ quả b. Mâm cỗ với các món ăn + Tết Trung thu mang ý nghĩa gì? a. Tết đoàn viên b. Tết thiếu nhi. + Đồ chơi yêu thích của trẻ em Việt Nam trong ngày Tết Trung thu là gì? a. Lê-gô b. Đèn ông sao - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Câu 1: Đáp án b
- Câu 2: Đáp án a
- Câu 3: Đáp án a
- Câu 4: Đáp án b
- HS lắng nghe. |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: ………………………………................................ * Tồn tại ………………………………................................ - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. |
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: Học sinh thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua việc bày mâm cô Trung thu. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Lớp em vui Tết Trung thu. (Làm việc theo tổ) * Thi trình bày mâm cỗ Trung thu. * Tham gia phá cỗ cùng các bạn.
- GV nêu yêu cầu tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ viên. Tổ trưởng điều hành tổ viên chuẩn bị các dụng cụ đã chuẩn bị từ ở nhà để trang trí mâm cỗ Trung thu.
- GV theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc. GV tạo không gian để HS trưng bày mâm cỗ của tổ. - Các tổ bình bầu bằng cách dán trái tim hoặc thẻ màu vào vị trí cạnh mâm cỗ của tổ đó. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Tổ trưởng điều hành các tổ viên chuẩn bị dụng cụ để trang trí mâm cỗ Trung thu.
- Các tổ làm việc, bày lên chỗ quy định. - Cả lớp quan sát, bình bầu.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Thực hành. - Mục tiêu: + Học sinh tham gia phá cỗ Trung thu. - Cách tiến hành: |
|
5. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường học mến yêu. - Hoàn thành phiếu đánh giá sau chủ đề. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 5
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Sinh hoạt theo chủ đề: NÉT RIÊNG CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được nét riêng của bản thân và các bạn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV giới thiệu tên trò chơi “Chụp ảnh” - GV phổ biến luật chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau. - GV tổ chức HS tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào chủ đề “Nét riêng của em” bằng cách đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời cá nhân. + Em thấy bạn như thế nào? + Bạn có đặc điểm gì khiến em ấn tượng? - GV nhận xét. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi. - HS chia sẻ theo cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nhận diện được những nét riêng của bạn ngồi cạnh. + Có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Cùng chơi Chuyền bóng. (Làm việc cả lớp) 1. Cùng chơi Chuyền bóng. * Tham gia trò chơi Chuyền bóng. * Nêu một nét riêng của bạn ngồi cạnh khi em nhận được bóng. * Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia trò chơi. - GV mời HS đọc yêu cầu. - GV phổ biến luật chơi: HS sẽ nhận một quả bóng và chuyền bóng cho một bạn bất kì trong lớp. Khi quả bóng đến tay bạn nào thì ngay lập tức bạn đó sẽ nói nhanh một nét riêng của bạn ngồi cạnh mình. - GV tổ chức HS tham gia trò chơi. Gợi ý để HS nêu được nét riêng của bạn về: + Đặc điểm hình dáng bên ngoài (cao, mảnh mai,...) + Đặc điểm những đường nét trên khuôn mặt (mũi cao, mắt to, mặt trái xoan, ...) + Đặc điểm tính cách (tốt bụng, thân thiện, ...) + Đặc điểm riêng (ít nói, má lúm, tóc xoăn, ...) ... - GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi trước lớp. - GV mời các HS theo dõi, đóng góp ý kiến. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt: Mỗi người trong chúng ta đều có những nét riêng về đặc điểm hình dáng bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi người còn có những nét riêng về tính cách, sở thích, năng khiêu, cá tính, thói quen, ... Như vật, nét riêng là những đặc điểm riêng biệt mang tính đặc trưng nổi bật của mỗi người. Các em nên có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài - HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS đóng góp ý kiến (nếu có). - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + HS yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Trình diễn tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng (Làm việc nhóm 6) * Đóng vai thể hiện nội dung tiểu phẩm * Chia sẻ suy nghĩ của em về tiểu phẩm. - GV Mời HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức HS làm việc nhóm 6. - GV phổ biến nhiệm vụ: HS quan sát 2 bức tranh trong SGK trang 18. Thảo luận, phân công đóng vai thể hiện tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng. - Gợi ý HS thảo luận theo nội dung: + Bạn Hoa có những nét riêng nào? Hoa cảm thấy như thế nào về những nét riêng đó? + Điều gì xả ra với Hoa khi đi chơi cùng bố? + Khi kể lại câu chuyện với mẹ, mẹ đã chia sẻ điều gì với Hoa? + Qua câu chuyện của Hoa, em rút ra được điều gì? - Mời đại diện nhóm lên đóng vai thể hiện tiểu phẩm trước lớp. - Gọi một số HS chia sẻ các nội dung như gợi ý: + Em có nhận xét về phần đóng tiểu phẩm của các bạn? + Em có suy nghĩ gì sau khi xem tiểu phẩm? - GV có thể mở rộng bằng cách cho HS chỉ ra những nét riêng của các bạn trong nhóm đóng tiểu phẩm với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Nét riêng của mỗi người đều rất đáng quý. Em hãy yêu quý những nét riêng của mình và tôn trọng nét riêng của các bạn. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chia nhóm 6, đọc yêu cầu bài, tiến hành thảo luận, phân vai đóng kịch với các bạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm lên đóng vai.
- HS chia sẻ theo cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về những nét riêng của các bạn trên lớp. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Sinh hoạt cuối tuần: LỰA CHỌN TÀI NĂNG CỦA LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở video “Gottalent nhí”để khởi động bài học. - GV và HS trao đổi về nội dung video. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. |
- HS lắng nghe.
- HS trả lời về nội dung video - HS lắng nghe. |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: ………………………………................................ * Tồn tại ………………………………................................ - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. |
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + Tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng. + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Lựa chọn tài năng của lớp (Làm việc theo tổ) * Trình diễn tài năng của em trước lớp. * Bình chọn tiết mục tham gia cuộc thi của trường. - GV nêu yêu cầu: Mỗi tổ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn. (Ví dụ: múa, hát, nhảy hiện đại, ...)
- GV theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc. GV tạo không gian để HS biểu diễn trước lớp. - Cả lớp bình chọn tiết mục tài năng ấn tượng nhất để tham gia cuộc thi của trường. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV hỗ trợ những HS tham gia tiết mục được chọn tập luyện thêm để sang tuần tham gia cuộc thi của trường. |
- Tổ trưởng điều hành thảo luận, chọn ra tiết mục biểu diễn trước lớp.
- Đại diện các tổ biểu diễn tài năng trước lớp. - Cả lớp bình chọn.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Thực hành. - Mục tiêu: + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. - Cách tiến hành: |
|
5. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh chia sẻ với bố me và người thân về hoạt động tìm kiếm tài năng của lớp. + Chuẩn bị một bức ảnh cá nhân để chia sẻ với các bạn trong giờ học sau. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Tài liệu có 240 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Xem thêm các bộ Giáo án lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 – CD
Giáo án môn Đạo đức lớp 3 – CD