Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 (Chân trời sáng tạo 2024): Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Với Giáo án Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Lịch sử 7 Bài 19.

1 2,214 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được các lược đồ, sơ đồ, nguồn tư liệu hình ảnh và chữ viết trong bài học.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: hoàn thành hoạt động 3 SGK tr.85 về việc liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí không khuất phục và sẵn sàng đưa lên đấu tranh khi Tổ quốc lâm nguy.
  • Tinh thần yêu chuộng hòa bình, tấm lòng nhân đạo giữa người với người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử 7.
  • Phiếu học tập.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, những câu thơ dưới đây nói đến cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào trong lịch sử?

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống.

(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

+ Em biết nhân vật lịch sử tiêu biểu nào của cuộc khởi nghĩa này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Những câu thơ dưới nói đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…

- GV dẫn dắt HS vào bài: Những câu thơ trong tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đưa chúng ta về rừng núi Lam Sơn hiểm trở, phía Tây tỉnh Thanh Hóa ngày nay, bắt đàu cuộc hành trình tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng của dânn tộc vào thế kỉ XV. Vậy cuộc khởi nghĩa đó có những sự kiện tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa là gì? Những người anh hùng đã có vai trò như thế nào trong cuộc khởi nghĩa đó? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Hoạt động 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được mục đích các anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn.

Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 19.1 – Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Lam Sơn, Thọ Xuân) – được nhà Lê xây dựng sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn SGK tr.81.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, ý nghĩa của bức ảnh này là gì?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1a, đoạn tư liệu 19.2 – Lời thề ở Lũng Nhai SGK tr.82 và trả lời câu hỏi: Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn? Mục đích của họ là gì?

- GV mở rộng kiến thức: Giới thiệu về người anh hùng Lê Lợi (1385-1433).

+ Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại.

+ Ông là nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428, sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao.

+ Ông được coi là anh hùng, vị vua huyền thoại của Đại Việt (Lê Tháo Tổ) với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.

Tượng đài Lê Thái Tổ dựng vào khoảng năm 1896 cạnh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, gắn với truyền thuyết trả gươm thần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Ý nghĩa của bức ảnh: là sự ghi ơn, chứng nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua gần 600 năm vẫn được các thế hệ người Việt ghi nhớ.

- Anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn vì:

+ Chính sách đô hộ của nhà Minh, trong đó thâm độc nhất là chính sách đồng hóa, muốn tiêu diệt gốc rễ dân tộc Việt.

+ Nhà Minh thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.

- Mục đích của các anh hùng hào kiệt: chí hướng của Lê Lợi phù hợp với nguyện vọng chung của người Việt – chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau, không quên lời thề son sắt. Vì thế, các anh hùng hào kiệt đã về với Lam Sơn, cùng tôn phò Bình Định Vương Lê Lợi cùng đứng lên giải phóng dân tộc, bắt đầu từ vùng núi Lam Sơn.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Lịch sử 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Lịch sử 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần ( 1226- 1400)

Giáo án Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

Giáo án Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh (1400 -1407)

Giáo án Bài 20: Đại việt thời Lê Sơ

Giáo án Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1 2,214 13/01/2024
Mua tài liệu