Giáo án KHTN 6 Bài 3 (Cánh diều 2024): Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Khoa học tự nhiên 6

Với Giáo án Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 6 Bài 3.

1 514 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 6 Bài 3 (Cánh diều): Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian

- Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các sự vật hiện tượng để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng: thước để đo chiều dài của vật, cân để đo khối lượng của vật, đồng hồ để đo thời gian.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết một số vấn đề nảy sinh, như: giải quyết vấn đề những trường hợp khó đo chiều dài, diện tích người sử dụng điện thoại để đo; đưa ra một số giải pháp khắc phục khi cân vật mà cho số đo chưa chính xác; GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Ước lượng được chiều dài, khối lượng và thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

+ Trình bày và thực hiện được các phép đo chiều dài, khối lượng và thời gian.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

tranh ảnh, các loại thước đo, cân đồng hồ, cân lò xo, cốc nước, nhiệt kế y tế, giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

Đồ dùng học tập, tranh ảnh, dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung bài học mới.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về một số hiện tượng mà chúng ta dễ dàng nhận biết được nó?

- HS lắng nghe câu hỏi, đưa ra câu trả lời: sấm sét, mưa đá, lũ quét, bão, động đất, sóng thần, nguyệt thực, nhật thực,...

- GV nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài học mới:

Có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: mưa, nắng... là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên đệm từ,...là những hiện tượng do con người tạo ra.

Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng khi sử dụng giác quan của mình để cảm nhận về kích thước (dài, ngắn) của vật hay sự nặng nhẹ của vật này so với vật khác thì không phải lúc nào cũng chính xác. Vậy thì để chính xác chúng ta cần thực hiện các phép đo. Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng

a) Mục tiêu:

+ Quan sát, minh chứng được sự cảm nhận sai của hiện tượng

+ Rút ra kết luận về cảm nhận sai của giác quan và khắc phục bằng cách đo

+ Lấy được ví dụ về sự cảm nhận sai của giác quan.

b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.

c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 9 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Bài 3 Cánh diều.

Để mua Giáo án KHTN 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong thực hành

Giáo án Bài 4: Đo nhiệt độ

Giáo án Bài 5: Sự đa dạng của chất

Giáo án Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Giáo án Bài 7: Oxygen và không khí

1 514 lượt xem
Mua tài liệu