Giáo án GDCD 8 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024): Lao động cần cù, sáng tạo | Giáo dục công dân 8

Với Giáo án Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân lớp 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án GDCD 8 Bài 3.

1 642 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ giáo án GDCD 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 40k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

1. MỤC TIÊU

2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.
  • Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; thu thập, xử lý thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.

3. Phẩm chất

  • Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.
  • Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động.

1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

2. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Một số hình ảnh, thông tin, khẩu hiệu, câu chuyện, tình huống,... có nội dung liên quan đến chủ đề bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về lao động cần cù, sáng tạo; tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập của HS và kết nối với bài học mới.

3. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “tiếp sức”: tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt mỗi đội đọc một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo.

- GV nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

+ Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia đội nhỏ 3 – 4 HS để thực hiện công việc cụ thể trong đội, vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và tìm ra đáp án.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS của từng đội trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, đội nào tìm được đúng và nhiều câu hơn sẽ thắng.

- GV lấy thêm ví dụ về các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo:

+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

+ Ai ơi sớm tối chuyên cần

Cày sâu cuốc bẫm có phần về sau.

+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

+ Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công,

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Lao động làm nên cuộc sống, sáng tạo ra cuộc sống. Lao động cần cù, sáng tạo giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc sống. Vì vậy, các em cần có hiểu biết về lao động cần cù, sáng tạo và rèn luyện phẩm chất này.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo.

1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, đọc và tìm hiểu câu chuyện “Một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo” trong SHS tr.16, 17 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Trên đây là tóm tắt của Giáo án GDCD 8 Kết nối tri thức. Để xem thử và mua tài liệu, quý khách vui lòng click: Link tài liệu

1 642 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: