Giáo án Địa lí 11 Bài 19 (Chân trời sáng tạo 2024): Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

Với Giáo án Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga Địa lí lớp 11 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 11 Bài 1.

1 378 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 11 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên bang Nga.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (Nga giàu tài nguyên đặc biệt có trữ lượng than, dầu, khí đứng hàng đầu thế giới) và phân tích được thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Tự lực: giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

+ Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình: tự tin, điều chỉnh được cảm xúc của mình, bình tĩnh trong việc thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Tự định hướng nghề nghiệp: thấy được vị trí, giá trị của bản thân trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhóm/lớp.

+ Tự học, tự hoàn thiện: từ kết quả học tập trong bài học, xác định được nhiệm vụ học tập của bản thân; biết xây dựng và hoàn thành kế hoạch học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cặp/nhóm.

+ Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn: nhận biết và hiểu được suy nghĩ, thái độ của các bạn khi thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: trình bày, đề xuất được suy nghĩ của bản thân và các bạn khác, lựa chọn được hình thức làm việc cặp/nhóm phù hợp với các nhiệm vụ được giao.

+ Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của cặp/nhóm; sẵn sàng nhận các nhiệm vụ mà giáo viên và nhóm giao.

+ Tổ chức và thuyết phục người khác: Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của các thành viên và của cả nhóm; khiêm tốn tiếp thu ý kiến và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các bạn khác.

+ Đánh giá hoạt động hợp tác: Đánh giá được mức độ đạt được của nhóm; rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như các thành viên khác trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ…

+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập khi hoạt động cá nhân/cặp/nhóm và khi báo cáo, thảo luận về kết quả học tập.

+ Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được ý kiến, ý tưởng mới; có giải pháp để nghiên cứu thực hiện ý tưởng mới một cách hiệu quả các nhiệm vụ học tập.

+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ thông tin liên quan đến nội dung bài học; đề xuất và lựa chọn được các giải pháp học tập hiệu quả trong cặp/nhóm.

+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Biết thực hiện và đánh giá các giải pháp thực hiện nhiệm vụ học tập; suy ngẫm về cách thức và tiến trình thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

+ Tư duy độc lập: Biết đặt các câu hỏi thảo luận có giá trị; không dễ dàng chấp nhận các thông tin một chiều; không có thành kiến với người khác khi thảo luận, xem xét các vấn đề học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được bản đồ để xác định được vị trí, điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của Liên Bang Nga.

+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Biết và giải thích được sự phân bố dân cư của Liên Bang Nga.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các công cụ địa lí:

> Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ,…

> Biết đọc và sử dụng bản đồ tự nhiên Liên Bang Nga; bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở Liên Bang Nga năm 2020.

> Nhận xét và giải thích biểu đồ; sử dụng mô hình, tranh ảnh…

+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về vị trí, điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của Liên Bang Nga.

+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến vị trí, điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của Liên Bang Nga.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu nước thông qua việc nỗ lực học tập và rèn luyện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình.

- Nhân ái:

+ Yêu quý mọi người: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

+ Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người: Tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh sống, văn hóa và suy nghĩ của các cá nhân.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực: Trung thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm:

+ Có trách nhiệm với bản thân: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

+ Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình cũng như trách nhiệm trong nhóm/lớp học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Tiết

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về điều kiện tự nhiên đã học ở bậc THCS và kiến lịch sử: sự giúp đỡ và vai trò của Liên bang Nga trước đây đối với Việt Nam; Rèn luyện kĩ năng suy luận, liên hệ thực tế để giải thích vấn đề trong thực tế.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về Liên bang Nga và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em hãy nêu những hiểu biết của em về quốc gia đó? Mối quan hệ của quốc gia đó đối với đất nước Việt Nam?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ

a) Mục đích: HS biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên bang Nga.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 378 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: