Giáo án Địa lí 10 Bài 29 (Kết nối tri thức 2024): Địa lí một số ngành công nghiệp
Với Giáo án Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 10 Bài 29.
Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 10 Bài 29 (Kết nối tri thức): Địa lí một số ngành công nghiệp (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được vai trò, đặc điểm và giải thích được sự phân bố của một số ngành; khai thác than, dầu khí, quặng kim loại, điện lực, điện tử tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm.
- Đọc được bản đồ công nghiệp, vẽ và phân tích được biểu đồ công nghiệp
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí, xác định và giải thích được sự phân bố các đối tượng địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức, liên hệ được thự tế địa phương, đất nước,… để làm sáng tỏ hơn kiến thức địa lí, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống..
3. Về phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học..
- Bồi dưỡng lòng say mê nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu thương người lao động, thái độ tôn trọng các giá trị nhân văn khác nhau.
- Ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu
- Tranh ảnh, video về hoạt động công nghiệp trên TG.
- Bản đồ phân bố một số ngành CN trên TG.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
KT phần câu hỏi vận dụng ở tiết học trước của HS,
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của HS đã có về ngành công nghiệp.
- Tạo hứng thú học tập, kích thích tò mò, giúp học sinh nắm được bài, thông qua một số bài học, một số liên hệ thực tiễn để kết nối bài mới.
b. Nội dung:
HS tham gia trò chơi.
c. Sản phẩm: Tên các ngành công nghiệp
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi “Vua tiếng Việt”
+ Mỗi dãy cử 1 HS đại diện cho dãy tham gia trò chơi.
+ GV cung cấp 5 từ khóa được sắp xêp lộn xộn, HS phải xếp lại thành từ có nghĩa.
- Bước 2: HS tham gia trò chơi, HS khác theo dõi, làm giám khảo.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 6 từ khóa:
+ ệ/m/t/a/d/y. → dệt may.
+ đ/h/a/á/t/n → than đá.
+ ủ/i/n/ê/t/đ/h/y → thủy điện.
+ ỏ/u/ầ/m/d → dầu mỏ.
+ t/ọ/i/h/c/n → tin học.
p/ẩ/ự/h/h/c/t/m → thực phẩm
- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV tổng kết trò chơi, dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu công nghiệp khai thác than, dầu khí, kim loại
a. Mục tiêu
- Trình bày được vai trò và đặc điểm, giải thích được sự phân bố ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại.
b. Nội dung
HS dựa vào thông tin SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu.
c. Sản phẩm
Ngành/ Tiêu chí |
Vai trò |
Đặc điểm |
Sự phân bố |
Khai thác than |
- Nguồn năng lượng truyền thống. - Nhiên liệu cho CN nhiệt điện, luyện kim,… nguyên liệu cho CN hóa chất |
- Xuất hiện sớm. - Quá trình khai thác, sử dụng gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi có nguồn năng lượng mới thay thế. |
Các nước có sản lượng lớn cũng là nơi có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Ấn ĐỘ, In-đô-nê-xi-a, LB Nga,… |
Khai thác dầu khí |
- Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. |
- Phụ thuộc vào tiến bộ của các mũi khoan dầu. - Ảnh hưởng tới KT thế giới. - Khai thác ảnh hưởng đến môi trường và tác động tới BĐKH. |
- Tập trung ở các quốc gia có tài nguyên dầu khí như: Hoa Kỳ, LB Nga, A-rập Xê -ut, I-ran,…. |
Khai thác kim loại |
- Gắn với quá trình CNH. - Được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, làm vật liệu xây dựng,… - Sử dụng nhiều ở các thiết bị trong đời sống. |
- Được chia thành nhiều nhóm. - Việc khai thác thiếu quy hoạch sẽ dẫn đến cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường. - Đòi hỏi phải có sự thay thế hay tái sử dụng |
- Tập trung ở các quốc gia có trữ lượng lớn về nhiều loại hoặc 1 loại: sắt (Ô-x-trây-li-a, LB Nga,..). bô-xit (Ô-x trây-li-a, Ghi-nê,…),… |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Địa lí 10 Bài 29 Kết nối tri thức.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giáo án Bài 32: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một vấn đề công nghiệp
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 10 Friends Global năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Toán 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tin học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)