Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức 2024) Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới

Với Giáo án Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới sách Chuyên đề Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Chuyên đề Địa lí 11.

1 787 11/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:…../……./…….

CHUYÊN ĐỀ 11.2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH THẾ GIỚI

(Thời lượng: 10 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của các loại tài nguyên du lịch trên thế giới

+ Trình bày được một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay

+Trình bày được một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+Liên hệ được với tài nguyên du lịch Việt Nam

+ Liên hệ được với hoạt động du lịch ở Việt Nam

+ Liên hệ để hiểu được các định hướng phát triển du lịch Việt Nam

+ Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến du lịch

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước. Yêu thiên nhiên và môi trường tự nhiên ở quê hương, đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. Có trách nhiệm trong việc chống biến đổi khí hậu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Sách chuyên đề, bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, video….

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ vào bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, chơi trò chơi: Rung chuông vàng, có 10 câu hỏi, thời gian cho mỗi câu là 10 giây

Câu 1: Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là

A – USMCA

B – WTO

C – UNWTO

D – WHO

Câu 2: Đâu là hang động tự nhiên lớn nhất

thế giới?

A – Thiên Cung

B – Phong Nha

C – Sơn Đoong

D – Bích Động

Câu 3:

A – Khánh Hòa

B – Phú Yên

C – Đà Nẵng

D – Ninh Thuận

Câu 4: Đỉnh núi cao thứ 2 nước ta là:

A – Phu tha ca

B – Pu ta leng

C – Kiều Liêu Ti

D – Tây Côn Lĩnh

Câu 5: Thành phố nổi tiếng là nơi du khách có thể trải nghiệm bốn mùa trong một ngày là:

A – Tam Đảo

B – Sa pa

C – Playcu

D – Đà Lạt

Câu 6: Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam?

A – Quảng Nam

B – Quảng Ninh

C – Đồng Nai

D – Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 7: Tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay là:

A – Lotte Center Hà Nội

B – Bitexco Financial Tower

C – Landmark 81 – TP Hồ Chí Minh

D – Keangnam Landmark Hà Nội

Câu 8: Hồ nước tự nhiên nào lớn nhất Việt Nam?

A – Hồ Ba Bể - Bắc Kạn

B – Hồ Lắk - Đắk Lắk

C – Hồ Biển Lạc - Bình Thuận

D – Hồ Tơ Nưng – Gia Lai

Câu 9: Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam?

A – Trà Vinh

B – Thừa Thiên Huế

C – Bắc Ninh

D – Hà Tĩnh

Câu 10: Nơi được mệnh danh là “một con gà gáy ba nước đều nghe”?

A – Mộc Bài, Tây Ninh

B – A Pa Chải, Điện Biên

C – Lao Bảo, Quảng Trị

D – Tân Thanh, Lạng Sơn

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra qua việc chơi trò chơi.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu luật chơi và tiến hành tổ chức cho HS chơi trò chơi: Rung chuông vàng.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS chơi trò chơi trong thời gian 10 phút.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm và phân loại tài nguyên du lịch

a) Mục tiêu: HS trình bày được cách phân loại tài nguyên du lịch

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Khái niệm:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.

2. Phân loại:

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra phiếu học tập

Tài nguyên du lịch là………………,……2... , …………………….và các ……….……… ., là cơ sở để hình thành …4………………, ………..5……………., nhằm đáp ứng ..6…………

Tài nguyên du lịch bao gồm: …7……………………………và ……8…………..

- Thực hiện nhiệm vụ: HS điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

- Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Các HS còn lại nghe, nhận xét

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên.

a) Mục tiêu:

- Chứng minh sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên trên Thế Giới

- Liên hệ được với tài nguyên du lịch Việt Nam

b) Nội dung: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân để trình bày khái niệm, tác động của tài nguyên du lịch tự nhiên, trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, hệ sinh thái và thủy văn, từ đó thấy được sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên trên Thế Giới

c) Sản phẩm:

Nội dung

Tài nguyên du lịch tự nhiên

1. Khái niệm

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

2. Tác động

- Là yếu tố định hướng cho du lịch, tác động rất lớn đến việc lập kế hoạch phát triển và thiết kế sản phẩm du lịch. Sự phân bố tài nguyên ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch, hình thành các điểm du lịch và là tiền để để xây dựng tuyến, vùng du lịch.

- Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyên môn hoá của các khu vực du lịch.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên ảnh hưởng đến tính mùa vụ của hoạt động du lịch.

a, Địa hình

- Địa hình là yếu tố cơ bản tạo nên thắng cảnh, là không gian diễn ra các hoạt động du lịch

- Địa hình núi:

+ Địa hình núi: Không khí trong lành, phong cảnh đặc sắc, sinh vật phong phú và văn hoá bản địa đặc sắc.

+ Khung cảnh miền núi: Đẹp và đa dạng nên hấp dẫn du khách tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng.

+ Các núi cao, dốc: Thuận lợi phát triển du lịch thể thao, trải nghiệm hoặc du lịch khám phá, mạo hiểm.

+ Núi thấp, đường đèo : Thuận lợi du lịch dã ngoại, tham quan, Các đường đèo thuận lợi xây dựng điểm ngắm cảnh và cơ sở lưu trú cho du khách.

- Địa hình caxto:

+ Các dạng các-xtơ bề mặt và ngầm đều là tài nguyên giá trị trong du lịch.

+ Ca-ren, cánh đồng các-xtơ, vòm các-xtơ, hàm ếch, giếng các-xtơ,... tạo nên các dạng địa hình độc đáo thu hút du khách.

+ Các khu vực các-xtơ có tính đa dạng sinh học cao, lịch sử phát triển địa chất lí thú có thể phát triển du lịch nghiên cứu, khám phá.

+ Các khu vực địa hình các-xtơ phát triển du lịch trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Nam Âu, Nam Mỹ, Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a và Trung Quốc….

- Địa hình bờ biển và đảo:

+ Các bãi biển có cảnh quan đẹp, nước trong xanh,... phát triển loại hình du lịch biển, đảo

+ Những đáy biển nông, ít trầm tích và nước biển trong thích hợp cho hoạt động lặn ngắm san hô, quan sát khung cảnh

+ Các đảo ở vị trí thuận lợi, địa hình độc đáo, hệ sinh thái đặc sắc tạo nên nhiều sản phẩm du lịch: trải nghiệm, lặn biển,...

+ Địa hình bờ biển và đảo kết hợp với tài nguyên nước, sinh vật có thể phát triển nhiều loại hình du lịch: giải trí, thư giãn, thể thao, mạo hiểm,...

b, Khí hậu

- Các yếu tố khí hậu gồm: nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí và tia nắng ảnh hưởng đến du lịch tham quan, dã ngoại, leo núi,...

- Gió tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia các môn thể thao: lướt ván, đua thuyền, dù bay, dù lượn,...

- Mây, nhiệt độ và tuyết ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch mùa đông và các hoạt động săn mây, đón tuyết,...

- Các yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến thời gian lưu trú, hình thức du lịch, mùa du lịch và việc lựa chọn điểm đến của du khách.

c, Hệ sinh thái và thủy văn

- Hệ sinh thái

+ Đặc điểm:

Hệ sinh thái phong phú, độc đáo và điển hình.

Có loài có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch.

Sinh vật có giá trị thẩm mĩ, giá trị tinh thần độc đáo và có thể tiếp cận được theo nhu cầu khách du lịch.

+ Tác động:

Hệ sinh thái độc đáo, mang bản sắc của một khu vực là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái

Tài nguyên sinh vật với các sản phẩm du lịch từ thiên nhiên, như: quan sát động vật hoang dã, lặn biển, tham quan khu bảo tồn...góp phần thu hút khách du lịch.

Các cánh rừng và đồng cỏ phù hợp để cắm trại, dã ngoại hoặc tham quan, học tập,...thuận lợi phát triển du lịch sinh thái

Động - thực vật phong phú làm tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng các điểm đến và do đó, tăng sức cạnh tranh của các điểm du lịch.

- Thủy văn:

+ Phân loại: Tài nguyên nước được sử dụng trong du lịch gồm nước biển, nước trên lục địa, nước khoáng và các dạng nước đóng băng.

+ Tác động:

Nước biển có nhiệt độ ấm áp, độ trong cao có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: tắm biển, nghỉ dưỡng, giải trí,...

Sóng, thuỷ triều và các dòng chảy địa phương được khai thác cho du lịch thể thao, như: lướt sóng, lặn biền, dù lượn, mô tô nước,...

Trên lục địa, sông, suối, hồ, đầm là không gian để tiến hành các hoạt động du lịch đặc thù: chèo thuyền, chèo kayak, đi bè, cầu cá thể thao,...

Nước khoáng là cơ sở để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ

Các dạng nước đóng băng thích hợp thiết kế các hoạt động thể thao mùa đông: trượt tuyết, trượt băng, đi bộ trên tuyết, leo núi băng.

d) Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: Khái niệm và tác động của tài nguyên du lịch

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện 3 nhiệm vụ để hoàn thành phiếu học tập

Nhiệm vụ 1: 3 phút suy nghĩ cá nhân

Nhiệm vụ 2: 2 phút chia sẻ cặp đôi với bạn kế bên

Nhiệm vụ 3: 3 phút tiếp sức chia sẻ trên bảng

Nội dung

Tài nguyên du lịch tự nhiên

1. Khái niệm

2. Tác động

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu và trao đổi với nhau

- Báo cáo, thảo luận: tiếp sức chia sẻ trên bảng

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

* Nhiệm vụ 2: Địa hình

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS hoạt động nhóm: 4 nhóm là 4 trạm học tập

Lớp trưởng sẽ phát ngẫu nhiên các tờ giấy màu xanh, đỏ, vàng, tím

- Trạm 1: Những HS có giấy màu xanh.

- Trạm 2: Những HS có giấy màu đỏ.

- Trạm 3: Những HS có giấy màu vàng.

- Trạm 4: Những HS có giấy màu tím.

.......................................................

.......................................................

.......................................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 787 11/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: