Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức 2024) Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á

Với Giáo án Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á sách Chuyên đề Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Chuyên đề Địa lí 11.

1 740 11/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:……../……/......

Ngày giảng:…../……/.......

CHUYÊN ĐỀ 11.1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

(Thời lượng: 15 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được khái quát về lưu vực sông Mê Công.

- Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.

- Giới thiệu được một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.

- Xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.

- Nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích được mục tiêu, hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công, xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công. Đánh giá được tầm quan trọng trong việc hợp tác và khai thác tài nguyên thiên nhiên, giao thông, bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông.

- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: từ kiến thức đã tìm hiểu được, học sinh có kĩ năng chung sống hoà bình, làm chủ được bản thân trước những thông tin sai sự thật, có nhận thức đúng đắn về việc chung sống, hợp tác hoà bình trong khu vực.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. Có trách nhiệm trong việc tuyên truyền thông tin chính thống đúng sự thật trước nhiều thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc chung sống hoà bình trng khu vực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, video….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ vào bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: trả lời các câu hỏi trong trò chơi: ô chữ bí mật

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức 2024) Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (ảnh 1)

d) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi, đoán từ khoá và giới thiệu một vài thông tin đã biết về sông Mê Công.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2.1. TÌM HIỂU VỀ UỶ HỘI SÔNG MÊ CÔNG

a) Mục tiêu: - Nêu được khái quát về sông Mê Công

- Trình bày được lí do ra đời và mục tiêu ra đời của Ủy hội sông Mê Công

- Giới thiệu được một số hoạt động của sông Mê Công.

- Xác định được vai trò của Ủy hội sông Mê Công.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung, sử dụng phòng tranh – kết hợp trạm để báo cáo.

c. Sản phẩm: học sinh đưa được các nội dung chính

I. Ủy hội sông Mê Công

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

a). Chiều dài và diện tích lưu vực.

- Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

- Diện tích lưu vực lớn:

+ Thượng nguồn: nằm ở lãnh thổ Trung Quốc và Mianma.

+ Hạ nguồn: nằm ở lãnh thổ Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.

b). Tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế

- Sông Mê Công chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhau nên có thể phát triển:

+ Nông nghiệp: Nguồn nước dồi dào, tổng lượng phù sa lớn nên lưu vực sông Mê Công có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời trong đó Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu.

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt

+ Khai thác thủy điện: Tính đến năm 2020 có hơn 10 nhà máy thủy điện đang hoạt động và nhiều nhà máy thủy điện đang xây dựng và dự kiến xây dựng.

+ Khai thác giao thông vận tải:

+ Khai thác du lịch:

- Sông Mê Công có sự đa dạng sinh học cao, đứng sau lưu vực sông Amazon.

c) Dân cư và xã hội.

- Dân cư tập trung đông đúc. (Khoảng 65 triệu dân – 2018)

- Nhiều thành phần dân tộc (trên 100 dân tộc)

=> Phát triển du lịch, hợp tác bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên lưu vực sông Mê Công.

2. Lí do ra đời và mục tiêu và hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

a) Lí do ra đời và mục tiêu

- Lí do ra đời:

+ Tài nguyên nước có vai trò quan trọng tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công còn thiếu bền vững gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, sinh kế của người dân các nước hạ nguồn. Cần có cơ chế quản lí và hợp tác khai thác tài nguyên nước một cách hiệu quả và bền vững.

+ Ngày 5/4/1995 các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam kí Nghị định thành lập Ủy hội sông Mê Công.

- Mục tiêu: Phối hợp quản lí, khai thác tài nguyên nước avf các tài nguyên khác một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng trong phạm vi lưu vực sông Mê Công.

b) Hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Hoạt động của các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công được thể hiện thông qua:

+ Thủ tục hợp tác

+ Chiến lược phát triển

+ Dự án hợp tác

+ Sáng kiến hợp tác

+ Chương trình hợp tác

+ Hoạt động của các quốc gia Ủy hội sông Mê Công và các quốc gia có liên quan (Ủy hội sông Mê Công với Trung Quốc, Hợp tác Mê Công - Nhật Bản, ... )

3. Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công

Việt Nam có nhiều đóng góp trong sự phát triển và hiệu quả hoạt động của Ủy hội sông Mê Công:

- Tham gia và biểu quyết nhiều vấn đề quan trọng trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Năm 2014 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao lần thứ 2.

- Phối hợp xây dựng quy định, quy chế quản lí, khai thác tài nguyên trên lưu vực sông Mê Công (Bộ thủ tục MRC)

- Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững các tài nguyên của lưu vực sông Mê Công.

- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của các hoạt động kinh tế xã hội các quốc gia thượng nguồn đến các quốc gia hạ nguồn.

- Tham gia hỗ trợ các địa phương trong lưu vực sông Mê Công trong quản lí tài nguyên nước.

- Tham gia hợp tác với các nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và giao nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, các thông tin/hình ảnh trêm mạng Internet thiết kế INFOGRAPHIC hoặc biên tập một TẬP SAN giới thiệu về Ủy hội sông Mê Công. Nội dung sản phẩm phải đảm bảo các thông tin: Khái quát về lưu vực sông Mê Công; Lịch sử ra đời, mục tiêu; Giới thiệu hoạt động và xác định vai trò của Việt Nam trong Ủy ban hội sông Mê Công)

Lưu ý: Sản phẩm phải đảm bảo nội dung và hình ảnh minh họa. HS có thể kết hợp ứng dụng CNTT với phương pháp thủ công, đặc biệt khuyết khích HS sử dụng CNTT để thiết kế, vẽ sơ đồ tư duy như Canva.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ: Lên ý tưởng, phân công nhiệm vụ tại lớp

- Thực hiện sưu tầm hình ảnh, nội dung thông tin ở nhà.

- Tổng hợp thông tin và sắp xếp biên soạn thành sản phẩm: thực hiện tại lớp.

- GV theo dõi và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các nhóm trưng bày sản phẩm ở một góc của phòng học (hội trường), các nhóm còn lại sẽ lần lượt đi xoay vòng và tham quan và nghe các nhóm báo cáo…. Đến vị trí nhóm nào thì nhóm sẽ cử đại diện giới thiệu sản phẩm và trình bày một nội dung theo yêu cầu của GV (bốc thăm nội dung trình bày).

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm:

STT

Tiêu chí

Yếu

(1 điểm)

Trung bình

(2 điểm)

Khá

(3 điểm)

Tốt

(4 điểm)

1

Nội dung

- Không đúng yêu cầu.

- Không phù hợp.

Đáp ứng yêu cầu nội dung nhưng dàn trải, thiếu trọng tâm và chỉ trình bày nội dung

Đúng yêu cầu và trình bày nội dung có hình ảnh minh họa nhưng chưa đầy đủ.

Đúng yêu cầu nội dung, có hình ảnh minh họa phù hợp.

2

Sản phẩm

Không có hoặc có nhưng không đảm bảo yêu cầu.

Sản phẩm chưa đa dạng về hình thức trình bày; màu sắc, bố cục chưa hài hòa.

Đa dạng hình thức trình bày; màu sắc, bố cụ cân đối hài hòa, chất lượng.

Đa dạng hình thức trình bày (kênh hình, kênh chữ, sơ đồ tu duy, …), chất lượng; màu sắc, bố cụ cân đối hài hòa; đẹp, thu hút.

3

Ứng dụng CNTT

- Có sử dụng CNTT nhưng chưa hiệu quả.

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và trích nguồn thông tin.

- Có sử dụng CNTT và bước đầu phát huy hiệu quả.

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và trích nguồn thông tin.

- Ứng dụng CNTT khá phù hợp, hiệu quả.

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và trích nguồn thông tin.

- Sử dụng CNTT phù hợp, hiệu quả và sáng tạo.

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và trích nguồn thông tin.

4

Thuyết trình

- Ngôn ngữ chưa rõ ràng, mạch lạc, thiếu tự tin, phù thuộc vào tài liệu.

- Không tương tác khi thuyết trình.

Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, khá tự tin, ít phụ thuộc vào tài liệu.

- Có tương tác nhưng ít và chưa hiệu quả.

Ngôn ngữ to, rõ ràng, mạch lạc, logic, không phụ thuộc vào tài liệu.

- Tương tác hiệu quả với người nghe.

Ngôn ngữ to, rõ ràng, mạch lạc, logic, thu hút, không phụ thuộc và sử dụng hiệu quả sản phẩm/công cụ.

- Tương tác tích cực và hiệu quả với người nghe.

5

Hoạt động nhóm

- Rời rạc, không hoàn thành sản phẩm đúng hạn.

- Có nhiều vấn đề phát sinh gây mất đoàn kết.

- Có hợp tác nhưng chưa hiệu quả, còn số ít thành viên chưa tham gia hoạt động.

Hợp tác hiệu quả, tất cả các thành viên đều tham gia và hoàn thành nhiệm vụ.

Hợp tác hiệu quả, tất cả các thành viên tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các nhóm thực hiện tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau (40%) và GV đánh giá (60%)

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của học viên và tổng kết.

HOẠT ĐỘNG 2.2: TÌM HIỂU HỢP TÁC HÒA BÌNH TRONG BIỂN ĐÔNG

a. Mục tiêu

- Nêu và đánh giá biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trên ở Biển Đông

- Rèn luyện kỹ năng thu thập và chọn lọc, xử lí thông tin từ tài liệu, internet...

- Hình thành kỹ năng viết báo cáo và phát huy năng lực giao tiếp, thuyết trình trước tập thể.

b. Nội dung

- HS thiết kế một sản phẩm về chủ đề được phân công.

- Hình thức minmap, tranh báo tường ,infographic ...

c. Sản phẩm

* Khái quát về biển Đông

- Biển Đông là một biển rộng diện tích đứng thứ 2 trong các biển ở Thái Bình Dương (diện tích: 3,44 triệu km2)

- Là biển kín: Phía Đông, Đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo: quần đảo Philippin, Mã lai

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên.

è Cần khai thác tổng hợp kinh tế trên biển Đông và có sự hợp tác hoà bình giữa các quốc gia cùng tham gia khai thác tại biển Đông.

1. Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên

Lĩnh vực

Quốc gia

Biểu hiện

Ý nghĩa

Hợp tác trong khai thác thủy sản

Việt Nam và Trung Quốc

- Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc được kí vào ngày 25 - 12 - 2000 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

- Giúp các quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế, khai thác hiệu quả nguồn lợi biển, khẳng định chủ quyền, nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

- Có ý nghĩa quan trọng trong hợp tác song phương, đa phương về hoạt động khai thác, quản lí ngư dân

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác hải sản Biển Đông

Việt Nam và Cam - pu - chia

Năm 1982 kí hiệp định, hiệp ước về vùng nước lịch sử

Năm1983 kí Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia

Năm1983 kí Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia

Năm 2005 Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985

Việt Nam và Thái Lan

- Ngày 9 - 8 - 1997 kí Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan.

Việt Nam và in-đô-nê-xi-a

Việt Nam có sự hợp tác bền vững và toàn diện với In-đô-nê-xi-a trong lĩnh vực biển và nghề cá; quản lí khai thác thuỷ sản có trách nhiệm và chống khai thác thuỷ hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Hợp tác khai thác khoáng sản

Việt Nam và Ma-lai-xi-a

1972 kí thoả thuận ghi nhớ vể hợp tác hoà bình trong khai thác chung dầu khí Việt Nam và Ma-lai-xi-a

- Đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

- Góp phần phát triển công nghiệp dầu khí

- Có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương

- Nâng cao vai trò, vị thế các nước ĐNA trong đảm bảo an ninh năng lượng thế giới

- Phòng ngữa, xử lý các sự cố môi trường trong khai thác trên Biển Đông

Ma-lai-xi-a và Thái Lan

1979 Kí Bản ghi nhớ về vấn đề khai thác chung dầu khí tại vùng biển chổng lấn chủ quyền trong khu vực Biển Đông.

Việt Nam và In-đô-nê-xi-a

Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a (2003):

Trung Quốc, Phi-líp-pin và Việt Nam

Hợp tác thăm dò địa chấn (JMSU) trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Phi-líp-pin và Việt Nam: Hợp tác được kí kết vào ngày 1 - 7 - 2005

Các nước Đông Nam Á

Bản ghi nhớ về dự án đường ống dẫn khí xuyên Đông Nam Á

- Việt Nam và Đan Mạch

- Việt Nam và Pháp,...

Hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo

Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển

Việt Nam với Phi-líp-pin và Xin-ga-po

- Thoả thuận, bản ghi nhớ về phát triển du lịch tàu biển

- Hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam

- Phát huy tiềm năng, thúc đẩy phát triển du lịch

- Hình thành, phát triển liên kết du lịch biển

- Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển

Việt Nam và Trung Quốc

ASEAN

ASEAN

- Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ (2017

- Tuyên bố lãnh đạo cấp cao ASEAN về chống rác thải biển

- Sáng kiến Mạng lưới ASEAN (IƯU) về chống đánh bắt thuỷ sản trái phép

- Hạn chế sự suy giảm của tài nguyên sinh vật biển

- Phát triển bền vững

2. Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

Lĩnh vực

Quốc gia

Biểu hiện

Ý nghĩa

Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

ASEAN

Các hợp tác được thể hiện trong Hiến chương ASEAN

+ Thi hành các điều ước về Công ước tạo thuận lợi giao thông hàng hải quốc tế; duy trì và tổ chức các hội nghị của Nhóm công tác vận tải hàng hải ASEAN, xây dựng cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và quản lí chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

+ Tăng cường phối hợp trong công tác vận tải biển, triển khai kế hoạch trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) tại các cảng ASEAN,

+ Tăng cường kí kết các hiệp định hàng hải, vận tải biển song phương và đa phương, xây dựng mạng lưới kết nối các hoạt động cùng tham gia dịch vụ giao thông vận tải biển ( Ví dụ)

Có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển KT biển

+ Khai thác tiềm năng về GTVT biển

+ Phát triển hạ tầng GTVT các quốc gia

+ Thiết lập hệ thống GTVT đồng bộ, hài hòa

+Thực hiện các mục tiêu ASEAN

Việt Nam- Cam-pu-chia

- Hợp tác phát triển hành lang ven biển các tỉnh phía nam của Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái Lan

ASEAN – Đông Á

- Các kí kết giữa ASEAN với các quốc gia Đông Á

3. Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

Lĩnh vực

Quốc gia

Biểu hiện

Ý nghĩa

Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

ASEAN và Trung Quốc

Hợp tác trong kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

- Tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức, an ninh khu vực.

- Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống

- Tăng cường năng lực quốc phóng

-Đảm bảo quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN

ASEAN cùng Trung Quốc

Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a

Hiệp ước nhằm tiến hành tập trận chung trên biển và phối hợp tuần tra hàng hải tại eo Ma-lắc-ca

Việt Nam và Phi-líp-pin

Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Phi-líp-pin, năm 2010.

Việt Nam và Xin-ga-po

Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) năm 2022.

d. Tổ chức thực hiện

* Khái quát về biển Đông

Bước 1: GV mở cho lớp nghe lại ca khúc “Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song.

link bài hát: https://youtu.be/u7TgeV0H8Rw

Bước 2: GV gọi một vài học sinh nêu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát.

Bước 3: GV nêu lại khái quát cơ bản về biển Đông rồi phân chia nhiệm vụ cho học sinh về các lĩnh vực hợp tác hoà bình trong khai thác biển Đông.

.....................................

.....................................

.....................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 740 11/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: