Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Cánh diều 2024) Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới
Với Giáo án Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới sách Chuyên đề Địa lí lớp 11 Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Chuyên đề Địa lí 11.
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:……./……./………
CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ DU LỊCH THẾ GIỚI (10 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS trình bày được khái niệm về tài nguyên du lịch
- HS chứng minh được sự phong phú của các loại tài nguyên du lịch của thế giới hiện nay.
- HS trình bày được một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay, liên hệ được với hoạt động du lịch ở Việt Nam.
- Trình bày được một số xu hướng phát triển du lịch thế giới và định hướng phát triển du lịch Việt Nam.
- HS trình bày những định hướng ngành nghề liên quan đến du lịch.
- Vẽ được biểu đồ và phân tích được số liệu thống kê ngành du lịch.
- Viết được báo cáo tìm hiểu ngành du lịch.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến các ngành du lịch.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc xác định được khái niệm về tài nguyên du lịch, chứng minh được sự phong phú của các loại tài nguyên du lịch của thế giới hiện nay và giải thích sự phân bố của ngành du lịch; tìm kiếm, chọn lọc các thông tin cần thiết về ngành du lịch.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua mô tả và phân tích bản đồ, bảng số liệu thống kê về tình hình phát triển ngành du lịch; khai thác các thông tin từ Internet.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí để xác định xu hướng phát triển du lịch thế giới và định hướng phát triển du lịch Việt Nam, định hướng ngành nghề liên quan đến du lịch, viết được báo cáo tìm hiểu ngành du lịch.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ trung thực trong học tập, tìm hiểu kiến thức và hợp tác nhóm.
- Trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển ngành du lịch tại địa phương thông qua việc trân trọng, bảo vệ, tôn tạo các giá trị du lịch , khai thác hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, smartphone, mạng internet.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video, học liệu số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS gọi tên được các khu du lịch ở nước ta. Từ đó, tạo hứng thú, dẫn dắt hs đén nội dung chính của bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về khu du lịch , yêu cầu HS gọi tên địa danh du lịch đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tài nguyên du lịch
a) Mục đích:
- HS trình bày được khái niệm về tài nguyên du lịch
- HS chứng minh được sự phong phú của các loại tài nguyên du lịch của thế giới hiện nay.
b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng sách giáo khoa, mạng Internet. Hoạt động theo nhóm, nêu đặc điểm của các loại tài nguyên du lịch, liên hệ với Việt Nam
* Nhóm 1: Đọc thông tin, hãy trình bày tài nguyên du lịch về địa chất và địa hình
* Nhóm 2: Đọc thông tin, hãy trình bày về tài nguyên khí hậu và thủy văn và hệ sinh thái
* Nhóm 3: Đọc thông tin, hãy trình bày về tài nguyên du lịch văn hóa gồm di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ và kiến trúc
* Nhóm 4: Đọc thông tin, hãy trình bày về tài nguyên văn hóa truyền thống, lễ hội văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. TÀI NGUYÊN DU LỊCH * Khái niệm: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa chất - Công viên địa chất toàn cầu là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có nhiều giá trị đươc UNESCO ghi danh là Di sản địa chất có ý nghĩa quốc tế. - Công viên này có sự đa dạng đặc biệt về địa chất, sinh vật, sinh học, văn hóa, góp phần phát huy kinh tế cộng đồng và phát triển bền vững. - Tại Việt Nam có 3 công viên địa chất toàn cầu: công viên đá Đồng Văn (Hà Giang), non nước Cao Bằng (Cao Bằng) và công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông. b. Địa hình - Địa hình núi + địa hình núi rất đa dạng, có núi cao, núi trung bình núi thấp, các cao nguyên và sơn nguyên rộng lớn, sơn nguyên rộng lớn, thung lũng rộng,…. Mỗi kiểu địa hình khác nhau có ý nghĩa du lịch khác nhau. Địa hình vùng núi thường có vẻ đẹp hùng vĩ, là cơ sở thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, leo núi, du lịch mạo hiểm, khám phá… + Ở VN, là đất nước có địa hình đồi núi đa dạng thuận lợi để phá triển các hoạt động du lịch. - Địa hình Cac – xtơ: + Tại các khu vực núi đá vôi, dưới tác odọng của nhiệt ẩm dồi dào và mưa đã hình thành nhiều dạng địa hình Cac-xtơ với phong cảnh đẹp và nhiều hình thù tự nhiên độc đáo là cơ sở để phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, mạo hiểm … + Thế giới: có khoảng 800 hang động các-xtơ được khai thác để phát triển du lịch trong đó có 25 hang động xếp vào hang động dài nhất và 25 hang động được xếp và loại hang động sâu nhất. + Ở Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Tràng An, Phong Nha. - Đồng bằng: là cơ sở để phát triể các loại địa hình khác nhau như thể thao, tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng. - Địa hình ven biển + Có nhiều kiểu khác nhau như: bãi biển, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh, đảo, quần đảo…thuận lợi để phát triể du lịch tắm biển, lướt sóng, thể thao, tắm nắng… c. Khí hậu - Trái Đất có nhiều đới khí hậu, trong mỗi đới có nhiều kiểu khí hậu đây là cơ sở để phát triển đa dạng hoạt động du lịch. - Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đén sức khoẻ con người và các hoạt động du lịch… vì vậy những nơi có khí hậu thuận lợi sẽ thu hút khách di lịch. Sự đa dạng của khí hậu và thơì tiết là cơ sở để phát triển đa dạng du lịch. - Việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng, khí hậu có sự phân hóa đa dạng là điều kiện để nước ta phát triển du lịch d. Thủy văn - Thủy văn gồm nước trên lục địa, nước biển và đại dương, nước ngầm, nước băng tuyết. Các loại tài nguyên nước có giá trị lớn về hoạt động du lịch - Nước trên lục địa tại các sông, suốt hồ, đầm… thuận lợi để phát triển hoạt động tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng. một số sông, hồ nổi tiếng thế giới có giá trị du lịch: Rai nơ, Đa – nuýt, sông Nin, hồ Bai – can, hồ Han – lơ… Ở việt Nam là nước có nhiều sông hồ nổi tiếng như: sông Hương, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây… - Nước khoáng, nước nóng là một loại nước ngầm chứa nhiều khoáng chất, có nhiệt độ cao, là cơ sở để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, nghỉ dưỡng… - Nước biển và đại dương có độ trong cao là điều kiện để phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng… e. Hệ sinh thái - Các hệ snh thái độc đáo, điển hình và phong phú như hệ sinh thái rừng ngập mặn với các loài động vật quý hiếm, đặc hữu phục vụ cho nghiên cứu và tìm hiểu là tài nguyên du lịch có giá trị. - trên thế giới có nhiều hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao vừa là nơi bảo tồn thiên nhiên, vừa thực hiện các hoạt động du lịch - việt Nam có 34 vườn quốc gia trong đó có nhiều vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao có ý nghĩa phát triển du lịch. 2. Tài nguyên du lịch văn hóa a. Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc + Di tích lịch sử - văn hóa: Các công trình tưởng niệm như tượng đài, khu di tích, phòng trưng bày,... thu hút du khách tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu. Những di tích ghi dấu sự kiện lịch sử, văn hoá quan trọng của mỗi khu vực trở thành điểm nhấn giá trị trong du lịch địa phương, tạo sự khác biệt về hình ảnh. Nhiều công trình văn hoá có giá trị thiêng liêng, thu hút hàng triệu du khách trên thế giới như: Kim tự tháp (Ai Cập), đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), đền Pa-the-non (Hy Lạp),... +Di tích khảo cổ, kiến trúc: Hang động The-o-pe-tra ở Hy Lạp, khu đền Gô-béc-li Te-pơ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cánh đồng Chum ở Lào,... là những địa điểm khảo cổ hấp dẫn. Những công trình kiến trúc có giá trị với du lịch khi đại diện cho sự sáng tạo cảnh quan, mang cả ý nghĩa văn hoá, lịch sử và khoa học. Các toà nhà thiêng liêng (nhà thờ, lâu đài, chùa, cung điện,...) mang lại giả trị niềm tin cho du khách. Những công trình được xây đựng ở vị trí đặc biệt như: trên vách đá, bên bở biển, trên núi cao,... tạo nên dấu ấn du lịch độc dáo cho địa phương. Công trình kiến trúc có phong cách riêng (Gô-tích, Ba-rốc,...) hoặc tiêu biểu cho một thời kì lịch sử (trung đại, phục hưng,...) là nơi ghé thăm ưa thích của du khách. Nhiều công trình đã trở thành biểu tượng cho du lịch của quốc gia như: nhà hát Ô-pê-ra Xit-ni (Ô-xtrây-li-a), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), tháp Ép-phen (Pháp), nhà thờ Thánh Ba-xin (Liên bang Nga).... b. Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian: + Giá trị văn hóa truyền thống: Văn hóa dân gian thể hiện các giá trị xã hội, thẩm mĩ, tín ngưỡng đặc trưng của một quốc gia, dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống có thể khai thác qua làng nghề thủ công, ẩm thực, trang phục dân tộc,... + Lễ hội: Các lễ hội truyền thống có thể xây dựng nhiều hoạt động du lịch như: tham gia lễ hội, trải nghiệm cuộc sống địa phương, nghiên cứu văn hóa bản địa,... Các lễ hội đương đại, chủ yếu là văn hóa, thể thao ngày càng phổ biến, làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: lễ hội âm nhạc, ánh sáng, bóng đá, các kì Ô-lim-pích, phe-xti-van,... + Văn nghệ dân gian: Các loại hình văn nghệ dân gian có thể kể đến như văn học, âm nhạc, các loại hình biểu diễn dân gian, mĩ thuật, tạo hình dân gian,... c. Công trình lao động, sáng tạo của con người: + Ở nông thôn, các công trình gắn với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình và cuộc sống, lao động của người dân. Các cơ sở nhà ở, cơ sở sản xuất truyền thống, các tòa nhà công cộng, cơ sở giao thông và các loại hình trang trại tạo nên các sản phẩm du lịch ưu thích. + Ở đô thị, các công trình giáo dục, địa điểm tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, khao học, công trình biểu tượng cung cấp trải nghiệm đa dạng, có thể kể đến như: Niu Oóc, Luân Đôn, Xin-ga-po, Đu-bai,... Ngoài ra còn có công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí ngày càng đáp ứng được yêu cầu giải trí đa dạng của du khách.
|
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 15 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
......................................
......................................
......................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 11 Global success (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo