Giải Địa lí 12 Bài 30 (Cánh diều): Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương

Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 30.

1 49 lượt xem


Giải Địa lí 12 Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương

I. Nội dung thực hành

Viết báo cáo giới thiệu địa lí địa phương theo một số chủ đề:

- Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

- Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Chủ đề 3: Dân cư và xã hội.

- Chủ đề 4: Kinh tế.

II. Chuẩn bị

Thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau như: sách, báo, internet,… về địa lí địa phương.

III. Gợi ý

1. Gợi ý thu thập tài liệu

- Tài liệu giáo dục địa phương.

- Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, website,…liên quan đến địa lí địa phương.

- Niên giám thống kê của địa phương.

- Các kết quả điều tra, các báo cáo về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Gợi ý nội dung các chủ đề

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

- Vị trí địa lí: Nằm ở vùng nào? Tiếp giáp những đâu? Nêu hệ tọa độ địa lí.

- Phạm vi lãnh thổ: Tổng diện tích bao nhiêu? Bao gồm những bộ phận nào?

- Phân chia hành chính: Gồm bao nhiêu quận, huyện, thành phố, thị xã? Vị trí, giới hạn của các đơn vị hành chính đó.

Chủ đề 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu những đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên.

- Các loại tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu.

- Thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Chủ đề 3: Dân cư và xã hội.

- Đặc điểm nổi bật về dân cư – xã hội: số dân, cơ cấu dân số theo độ tuổi, cơ cấu dân số theo giới tính, lao động và việc làm, phân bố dân cư.

- Thuận lợi và khó khăn của dân cư và xã hội.

Chủ đề 4: Kinh tế.

- Đặc điểm chung.

- Đặc điểm các ngành kinh tế: tình hình phát triển và phân bố.

Trả lời:

Lựa chọn chủ đề 4: Kinh tế Hà Nội

Hà Nội đứng thứ 2 về quy mô GRDP, xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022. Hà Nội hiện đóng góp gần 13% GDP của cả nước; đóng góp 43% GRDP và 43,8% thu ngân sách của vùng đồng bằng sông Hồng. Thủ đô Hà Nội đã tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh phục hồi các lĩnh vực du lịch, văn hóa, an sinh xã hội trên địa bàn nên nhiều lĩnh vực phát triển cũng như giữ vững nhịp độ. Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội trong 9 tháng năm 2023 tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,81%; quý II tăng 5,93%; quý III tăng 6,49%).

- Khu vực dịch vụ 9 tháng ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 6,57%; quý III tăng 7,34%), đóng góp 4,73 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế: Bán buôn, bán lẻ tăng 9,03%, đóng góp 0,89 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,17%, đóng góp 0,82 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 8,78%, đóng góp 0,67 điểm %; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 20,52%, đóng góp 0,64 điểm %; nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 12,14%, đóng góp 0,07 điểm %. Ngành Giáo dục và đào tạo 9 tháng tăng 6,66%; khoa học và công nghệ tăng 6,33%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 5,12%; quản lý Nhà nước tăng 4,86%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 4,85%; thông tin, truyền thông tăng 4,69%; kinh doanh bất động sản tăng 1,28%.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính tăng 4,57% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 2,38%; quý II tăng 5,69%; quý III tăng 5,21%), đóng góp 0,96 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó: Ngành công nghiệp tăng 3,93%, đóng góp 0,53 điểm % (ngành chế biến chế tạo tăng 3,55%; sản xuất phân phối điện tăng 7,92%; cung cấp nước và xử lý, nước thải tăng 7,15%). Ngành xây dựng 9 tháng năm nay ước tăng 5,75%, đóng góp 0,43 điểm % vào mức tăng chung.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 0,05 điểm % vào mức tăng GRDP. Thành phố tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gieo cấy lúa chất lượng cao; mở rộng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh; tăng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, rau hữu cơ.

Cơ cấu GRDP 9 tháng năm 2023 theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,17%; khu vực dịch vụ chiếm 65,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,68%.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó

Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Bài 28: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Bài 29: Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

1 49 lượt xem