Giải Địa lí 12 Bài 6 (Cánh diều): Dân số, lao động và việc làm

Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 6: Dân số, lao động và việc làm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 6.

1 656 01/05/2024


Giải Địa lí 12 Bài 6: Dân số, lao động và việc làm

Mở đầu trang 29 Địa Lí 12: Dân số và lao động là nguồn lực quan trọng, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vậy dân số và nguồn lao động của nước ta có đặc điểm gì? Dân số nước ta có những thế mạnh và hạn chế nào? Tình hình sử dụng lao động ở nước ta ra sao? Vấn đề việc làm và các hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta như thế nào?

Lời giải:

- Đặc điểm dân số và nguồn lao động:

+ Năm 2021 dân số 98,5 triệu người, tỉ lệ tăng dân số giảm, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Có 54 dân tộc cùng sinh sống, tình trạng mất cân bằng giới tính và giá hóa dân số, phân bố dân cư không đồng đều.

+ Năm 2021 lực lượng lao động nước ta là 50,6 triệu ngươi, mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. Lao động nhiều kinh nghiệm, chất lượng lao động tăng.

- Thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn

+ Sức mạnh dân tộc, văn hóa đa dạng

+ Sức ép kinh tế, xã hội, môi trường

+ Khó khăn trong khai thác tài nguyên và sử dụng lao động

- Tình hình sử dụng lao động ở nước ta:

+ Giảm lao động trong nông – lâm – thủy sản, tăng lao dộng trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

+ Giảm lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước, tăng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Có 18,5 triệu lao động ở thành thị, 32,1 triệu lao động ở nông thôn năm 2021, xu hướng tăng lao động ở thành thị.

- Vấn đề việc làm và các hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta:

+ Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp là 3,2%, tỉ lệ thiếu việc làm là 3,1%.

+ Hướng giải quyết: phát triển các ngành kinh tế, nâng cao năng lực dự báo, đào tạo lao động, hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm.

I. Dân số

Giải Địa lí 12 trang 32

Câu hỏi trang 32 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày đặc điểm dân số của nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 6.1 hãy trình bày đặc điểm dân số của nước ta

Lời giải:

- Quy mô dân số và tình hình tăng dân số: năm 2021 dân số 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1989 đến nay tỉ lệ tăng dân số giảm, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Cơ cấu dân số:

+ Cơ cấu dân tộc: có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 85,3%, các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất; giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

+ Cơ cấu giới tính: tỉ số giới tính năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ, khác nhau giữa các nhóm tuổi. Tình trạng mất cân bằng giới tính ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng.

+ Cơ cấu tuổi: giảm tỉ trọng dân số nhóm 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15-64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Phân bố dân cư:

+ Mật độ dân số TB 297 người/km2(2021), dân cư phân bố khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là 2 vùng có mật độ dân số thấp nhất, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có mật độ dân số cao nhất.

+ Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi trang 32 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế về dân số nước ta.

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Nước ta có nhiều dân tộc, các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước. Các dân tộc còn tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, có giá trị để phát triển du lịch.

- Hạn chế:

+ Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

Câu hỏi trang 33 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Nêu chiến lược và giải pháp phát triển dân số ở nước ta.

- Liên hệ với địa phương em.

Lời giải:

- Chiến lược phát triển dân số:

+ Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng.

+ Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

+ Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.

+ Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

+ Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Giải pháp phát triển dân số:

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.

+ Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.

+ Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số: tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân, chăm sóc các bà mẹ mang thai trước và sau sinh, chăm sóc sức khỏe người dân, sức khỏe người cao tuổi.

+ Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số.

+ Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.

- Liên hệ địa phương: Hà Nội duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

II. Lao động

Câu hỏi trang 34 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm nguồn lao động của nước ta.

Lời giải:

- Số lượng lao động: năm 2021, lực lượng lao động nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động: lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng với truyền thống được tích lũy qua nhiều thế hệ. Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Câu hỏi trang 35 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động ở nước ta theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn.

Lời giải:

Tình hình sử dụng lao động ở nước ta:

- Theo ngành kinh tế: tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm; tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

- Theo thành phần kinh tế: tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

- Theo khu vực thành thị và nông thôn: nước ta có 18,5 triệu lao động ở khu vực thành thị và 32,1 triệu lao động ở khu vực nông thôn năm 2021. Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.

III. Vấn đề việc làm

Giải Địa lí 12 trang 36

Câu hỏi trang 36 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta.

- Nêu các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

Lời giải:

- Vấn đề việc làm ở nước ta:

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hóa các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm.

+ Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần quan tâm, năm 2021 tỉ lệ thất nghiệp là 3,2% (thành thị là 4,3%, nông thôn là 2,5%), tỉ lệ thiếu việc làm là 3,1% (thành thị là 3,3%, nông thôn là 3,0%).

- Hướng giải quyết việc làm ở nước ta:

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.

+ Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu việc làm.

+ Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề.

+ Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học – công nghệ.

+ Tăng cường truyền thông chủ trương chính sách Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.

Luyện tập & Vận dụng (trang 36)

Luyện tập 1 trang 36 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 6.1, hãy:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1999 – 2021.

b) Nhận xét và giải thích về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta trong giai đoạn 1999 – 2021.

Dựa vào bảng 6.1 hãy Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số

Lời giải:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1999 – 2021.

Dựa vào bảng 6.1 hãy Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số

b) Nhận xét và giải thích về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta trong giai đoạn 1999 – 2021.

- Nhìn chung trong giai đoạn 1999 – 2021 quy mô dân số của nước ta có xu hướng tăng, tỉ lệ gia tăng dân số có sự biến động song có xu hướng giảm, cụ thể:

+ Dân số nước ta tăng liên tục trong giai đoạn 1999 – 2021, tăng từ 76,5 triệu người (1999) lên 98,5 triệu người (2021).

+ Tỉ lệ gia tăng dân số có sự biến động: giai đoạn 1999 – 2009 tỉ lệ gia tăng dân số giảm từ 1,51% xuống 1,06%, giai đoan 2009 – 2019 tỉ lệ này tăng lên đạt 1,15, sau đó đến năm 2021 tỉ lệ này lại giảm chỉ còn 0,94%.

- Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên trong giai đoạn 1999 – 2021 mức gia tăng dân số của nước ta có giảm nhưng còn chậm, vì thế mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

Vận dụng 2 trang 36 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về lao động hoặc các loại việc làm ở địa phương em.

Lời giải:

Thị trường lao động ở Hà Nội: Phát triển theo hướng bền vững

Những năm vừa qua, thị trường lao động ở Hà Nội phát triển khá nhanh nhưng vẫn chưa thực sự chắc chắn. Nhằm tạo việc làm tốt hơn cho người lao động, các cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố Hà Nội đã, đang tập trung xây dựng, phát triển thị trường lao động theo hướng toàn diện, bền vững. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, giai đoạn 2015-2020, trung bình mỗi năm, toàn thành phố tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 202.000 lượt người, đạt 132% so với kế hoạch. Nhờ đó, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53,14% vào năm 2015 lên 70,25% vào năm 2020. Cũng trong giai đoạn 2015-2020, mỗi năm Hà Nội giải quyết việc làm mới cho hơn 154.000 lao động, vượt kế hoạch đề ra. Trong 5 tháng đầu năm 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn thành phố vẫn giải quyết được việc làm cho gần 79.000 người, đạt 49,1% kế hoạch cả năm. Để hướng đến một thị trường lao động phát triển bền vững, hành phố đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55-60% vào năm 2025 và đạt trên 60% vào năm 2030 (mỗi năm đào tạo nghề cho 230.000 lượt người; giải quyết việc làm cho ít nhất 160.000 người); tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030... Hiện thực hóa các mục tiêu nói trên, thành phố đưa ra giải pháp trọng tâm là hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động... Trong đó, các đơn vị, địa phương của thành phố phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động theo sát nhu cầu của thị trường việc làm.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Đô thị hoá

Bài 8: Thực hành: Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá

Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1 656 01/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: