Giải SBT Sinh học 10 trang 42 Cánh diều

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 42 trong Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào sách Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 42.

1 372 10/10/2022


Giải SBT Sinh học 10 trang 42 Cánh diều

Bài 7.20 trang 42 SBT Sinh học 10: Nêu những diễn biến cơ bản của các kì và các pha trong chu kì tế bào.

Lời giải:

• Những diễn biến cơ bản của các kì trong chu kì tế bào:

- Kì trung gian (gồm pha G1, pha S và pha G2): Nhiễm sắc thể dãn xoắn thuận lợi cho nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

- Kì đầu: Nhiễm sắc thể đóng xoắn, co ngắn, dầy lên. Thoi vô sắc đính vào tâm động.

- Kì giữa: Nhiễm săc thể đóng xoắn, co ngắn cực đại, có hình dạng và kích thước đặc trưng. Nhiễm sắc thể xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Kì sau: Nhiễm sắc thể tách ra ở tâm động, phân li về hai cực của tế bào.

- Kì cuối: Phân chia nhân. Nhiễm sắc thể bắt đầu dãn xoắn.

• Những diễn biến cơ bản của các pha trong chu kì tế bào:

- Pha G1 – Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động sống của tế bào. Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang phan S; nếu không nhân được tín hiệu đi tiếp, tế bào rời khỏi chu kì và bước vào pha G0 (không phân chia).

- Pha S – Nhân đôi: DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.

- Pha G2 – Sinh trưởng và chuẩn bị phân bào: Tế bào tiếp tục sinh trưởng và tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.

- Pha M: Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào.

Bài 7.21 trang 42 SBT Sinh học 10: Chu kì tế bào có ba điểm kiểm soát, đó là những điểm nào? Nêu vai trò của mỗi điểm kiểm soát.

Lời giải:

Điểm kiểm soát là một trong số các điểm trong chu kì tế bào nhân thực, tại đó sự tiến triển của tế bào sang giai đoạn tiếp theo trong chu kì có thể bị dừng lại cho đến khi các điều kiện thuận lợi. Chu kì tế bào có ba điểm kiểm soát gồm:

- Điểm kiểm soát G1 được xác định bởi các yếu tố và tín hiệu bên ngoài. Sai sót DNA và các yếu tố cần thiết khác được đánh giá tại điểm kiểm soát G1; nếu điều kiện không đầy đủ, tế bào sẽ không tiếp tục đến pha S của chu kì tế bào.

- Điểm kiểm soát G2 đảm bảo tất cả các nhiễm sắc thể đã được sao chép và DNA được sao chép không bị hư hỏng trước khi tế bào bước vào quá trình nguyên phân (pha M).

- Điểm kiểm soát M xác định xem tất cả các chromatid chị em có được gắn chính xác vào các vi ống hình thoi hay không trước khi tế bào bước vào kì sau của nguyên phân.

Bài 7.22 trang 42 SBT Sinh học 10: Nêu các bước của quá trình từ một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.

Lời giải:

Các bước của quá trình từ một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư: Nếu một trong những gen tạo ra protein điều hòa bị đột biến, nó sẽ tạo ra bộ điều hòa chu kì tế bào dị dạng, có thể không có chức năng, làm tăng khả năng nhiều đột biến không được sửa chữa trong tế bào. Mỗi thế hệ tế bào tiếp theo sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Chu kì tế bào có thể tăng tốc độ do mất các protein điểm kiểm soát chức năng. Các tế bào có thể mất khả năng tự hủy và cuối cùng trở thành “bất từ” (tế bào ung thư).

Bài 7.23 trang 42 SBT Sinh học 10: Ghi chú thích phù hợp tương ứng với các số trong hình dưới đây.

Sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

1 – Phân chia nhân

2 – Phân chia tế bào chất

3 – Kì trung gian

4 – Kì đầu

5 – Kì giữa

6 – Kì sau

7 – Kì cuối

8 – Pha M

9 – Pha G1 + S + G2

Bài 7.24 trang 42 SBT Sinh học 10: Trong ống dẫn tế bào sinh dục có 10 tế bào sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên nhiễm liên tiếp một số đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 2 480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường nội bào đã cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2 560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng, hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10 % và sự thụ tinh đã làm hình thành 128 hợp tử.

a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.

b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó.

Lời giải:

a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài:

+ Theo bài ra 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần cho 10.2k tế bào → 2480 nhiễm sắc thể đơn = 10.2n.(2k – 1)   (1)

+ Khi các tế bào con bước vào giai đoạn giảm phân, nhiễm sắc thể nhân đôi một lần → 2560 nhiễm sắc thể đơn = 10.2n.2k.     (2)

So sánh (1) và (2) suy ra bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 8.

b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử:

+ Hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10 % và sự thụ tinh đã làm hình thành 128 hợp tử → Số giao tử hình thành: 128 : 10 % = 1280 (giao tử).

+ Số tế bào mẹ giao tử trước giảm phân là: 10.2k = 2560 : 8 = 320 (tế bào).

Vậy 1 tế bào mẹ giảm phân cho: 1280 : 320 = 4 (giao tử). Suy ra cá thể đó là cá thể đực.

Bài 7.25 trang 42 SBT Sinh học 10: Quan sát hình (1) đến hình (8), xác định giai đoạn phân bào nguyên phân, số nhiễm sắc thể (NST), số chromatid, số tâm động, bộ NST lưỡng bội (2n) của loài.

Sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

 

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình

5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Giai đoạn

phân bào

Giữa I

(GP)

Sau I

(GP)

Giữa

(NP)

Sau

(NP)

Giữa II

(GP)

Giữa I

(GP)

Giữa

(NP)

Sau II

(GP)

Số NST

4 kép

4 kép

4 kép

8 đơn

3 kép

6 kép

6 kép

6 đơn

Số chromatid

8

8

8

0

6

12

12

0

Số tâm động

4

4

4

8

3

6

6

6

Bộ NST 2n

4

4

4

4

6

6

6

6

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SBT Sinh học 10 trang 38

Giải SBT Sinh học 10 trang 39

Giải SBT Sinh học 10 trang 40

Giải SBT Sinh học 10 trang 41

Giải SBT Sinh học 10 trang 43

1 372 10/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: