Giải KTPL 12 Bài 5 (Cánh diều): Lập kế hoạch kinh doanh

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 12 Bài 5.

1 1,050 06/08/2024


Giải KTPL 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Mở đầu trang 36 KTPL 12: Có ý kiến cho rằng: Sự thành bại của việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch kinh doanh.

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Đồng tình với ý kiến: Sự thành bại của việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch kinh doanh.

- Vì: kế hoạch kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Kế hoạch kinh doanh nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh thực tế giúp chúng ta nhìn rõ hơn các cơ hội và yếu kém - rủi ro - một cách rõ ràng.

1. Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi trang 36 KTPL 12:

a) Từ thông tin 1, em hãy giải thích sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh và lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

b) Em hãy xác định các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh được thể hiện qua thông tin 2 và làm rõ vai trò của từng nội dung đó.

Thông tin 1. Kế hoạch cho một hoạt động kinh doanh vừa là kim chỉ nam, vừa là thước đo để hướng dẫn đường đi, nước bước nhằm giúp người kinh doanh khi khởi nghiệp có thể hoàn tất một số công việc nào đó. Lập kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, cụ thể:

- Là cơ sở để đưa ra quyết định khởi nghiệp đúng đắn; giúp vạch rõ đường lối, chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho kinh doanh; xác định rõ các nhiệm vụ và lộ trình thực hiện nhiệm vụ,

- Là căn cứ để xác định rõ mục tiêu cần đạt được và chiến lược bán hàng chắc chắn, - Giúp xác định rõ các nguồn lực có thể huy động từ bên trong và bên ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh;

- Giúp đo lường trước những khó khăn, thách thức phải đối mặt, những thuận lợi, thời cơ có thể tận dụng, phát huy.

(Theo Nguyễn Hải Đăng (Chủ biên) (2020), Khởi nghiệp trong thanh niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

Thông tin 2.

Từ thông tin 1 em hãy giải thích sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1:

- Vai trò: Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp chủ thể kinh doanh:

+ Nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai;

+ Xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của bản thân, đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện;

+ Chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh;

+ Có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai.

- Ví dụ thực tiễn: Nhận thấy quê hương mình rất phong phú về các loại thảo mộc và nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm này thiên nhiên ngày càng tăng lên, anh H đã xây dựng kế hoạch kinh doanh mĩ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Sau khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn, anh H nhận thấy kế hoạch kinh doanh của mình có khả thi. Nhờ xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, đánh giá đúng cơ hội, đối tượng khách hàng tiềm năng,… nên việc kinh doanh của anh H đã đạt được những thành công ban đầu.

♦ Yêu cầu số 2:

- Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh bao gồm:

+ Ý tưởng kinh doanh;

+ Mục tiêu kinh doanh;

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh (thuận lợi, khó khăn);

+ Xác định các chiến lược kinh doanh;

+ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí để giảm thiểu tác động đến hoạt động kinh doanh...

- Vai trò của các nội dung:

+ Ý tưởng kinh doanh: là bước khởi đầu của quá trình lập kế hoạch kinh doanh; thể hiện sự sáng tạo của chủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.

+ Mục tiêu kinh doanh: việc những kế hoạch và mục tiêu cụ thể, ví dụ như: doanh số bán hàng, tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín, phát triển sản phẩm, mục tiêu xã hội và môi trường... sẽ góp phần giúp cho chủ thể kinh doanh hoạch định đúng những chính sách phát triển, biện pháp thực hiện,… trong quá trình kinh doanh.

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh: Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh bao gồm phân tích về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; khách hàng, thị trường; tài chính; nhân sự. Việc phân tích càng cụ thể, chi tiết,… thì cơ hội thành công của chủ thể kinh doanh càng cao.

+ Xác định các chiến lược kinh doanh: là định hình hướng đi và cách thức mà một doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình trong môi trường cạnh tranh. Nó là một bộ kế hoạch dài hạn mà doanh nghiệp thiết lập để xác định các hướng dẫn chính và quyết định chiến lược.

+ Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí: việc xác định đúng các cơ hội, rủi ro có thể gặp phải, sẽ giúp chủ thể kinh doanh có biện pháp xử lí phù hợp.

2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh

Câu hỏi trang 40 KTPL 12:

a) Theo em, để lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần thực hiện những bước nào? Vì sao? Em hãy phân tích nội dung từng bước và lấy ví dụ minh họa.

b) Dựa vào các bước lập kế hoạch kinh doanh trên, em hãy thực hành lập một kế hoạch kinh doanh dựa theo gợi ý dưới đây:

Tên kế hoạch kinh doanh:

Ý tưởng kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

Chiến lược kinh doanh

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

Dự kiến kết quả đạt được

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Nhiệm vụ 1: Các bước và lý do cần thực hiện:

Bước thực hiện

Lý do cần thực hiện

Bước 1. Xác định ý tưởng kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh có vai trò định hướng, giúp chủ thể kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của kinh doanh.

Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh

- Mục tiêu kinh doanh là định hướng, nhiệm vụ doanh nghiệp phải hoàn thành, là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh.

- Xác định đúng mục tiêu kinh doanh sẽ góp phần giúp cho chủ thể kinh doanh hoạch định đúng những chính sách phát triển, biện pháp thực hiện,… trong quá trình kinh doanh.

Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Để đảm bảo tính khả thi của ý tưởng kinh doanh và có cơ sở để xác định chiến lược kinh doanh, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để kinh doanh thành công cần phân tích đầy đủ các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

Bước 4: Xác định chiến lược kinh doanh

- Chiến lược kinh doanh thể hiện mục tiêu chinh phục thị trường kinh doanh cụ thể. Sự thành bại của chiến lược sẽ tác động trực tiếp đến các kế hoạch kinh doanh cụ thể trong nội bộ đơn vị kinh doanh.

Bước 5: Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài như sự gia tăng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ nhưng cũng có thể do chính chủ thể kinh doanh tạo ra. Các cơ hội này thường đi kèm với thách thức và rủi ro tiềm ẩn như: thiên tai, thay đổi về chính sách môi trường đầu tư kinh doanh, rủi ro về kĩ thuật, rủi ro về cung cấp đầu vào,...

=> Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích, nắm bắt, khai thác cơ hội, hạn chế rủi ro để đạt được kết quả cao hơn trong kinh doanh.

- Nhiệm vụ 2: Phân tích nội dung cụ thể và ví dụ của từng bước:

Bước 1. Xác định ý tưởng kinh doanh.

+ Xác định định hướng, ý tưởng kinh doanh là bước khởi đầu của quá trình lập kế hoạch kinh doanh.

+ Để xác định ý tưởng kinh doanh, cần dựa vào lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết; khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...); cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh;...

Lưu ý: Cần đánh giá ý tưởng kinh doanh dựa trên các tiêu chí cơ bản như tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.

Ví dụ minh họa:

- Bạn H yêu thích hoa và mơ ước mở cửa hàng hoa tươi

- Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng và khả năng của bản thân, bạn lên ý tưởng kinh doanh

- Bạn xây dựng định hướng kinh doanh với sản phẩm chất lượng, dịch vụ hàng đầu, thoả mãn nhu cầu về hoa tươi hướng đến cuộc sống xanh, đẹp

- Ngoài ra, H đã kết nối được nguồn hoa tươi tại vườn đa dạng, giá cả phải chăng, đội ngũ nhân sự giỏi,...

Bước 2. Xác định mục tiêu kinh doanh:

+ Xác định mục tiêu kinh doanh là việc đặt ra những kế hoạch và mục tiêu cụ thể sẽ đạt được trong tương lai, bao gồm: doanh số bán hàng, tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín, phát triển sản phẩm, mục tiêu xã hội và môi trường...

+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần đảm bảo các mục tiêu rõ ràng và cụ thể (Ví dụ, tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên là ...%; doanh số bán hàng là ... sản phẩm/tháng....); phải có tính khả thi và có thể đạt được trên cơ sở điều kiện hiện tại. Trong một số trường hợp, có thể cần điều chỉnh mục tiêu do thay đổi điều kiện hoặc mục tiêu ban đầu không phù hợp nữa.

Ví dụ minh họa:

- Mục tiêu kinh doanh của bạn H như sau:

+ Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

+ Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu; hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba; ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực

+ Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Bước 3. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh bao gồm phân tích về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; khách hàng, thị trường; tài chính; nhân sự, cụ thể:

+ Sản phẩm: Chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng, tính năng, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ và yêu cầu của khách hàng.

+ Khách hàng: Nhu cầu, mong muốn, độ tuổi, giới tính, thu nhập và hành vi của người tiêu dùng.

+ Thị trường: Quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp lí....

+ Tài chính: Số vốn hiện có, số vốn cần huy động.

+ Nhân sự. Số lượng, chất lượng. kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm,...

Ví dụ minh họa: Bạn H phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của mình:

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,... - Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng.

Bước 4. Xác định chiến lược kinh doanh.

Xác định chiến lược kinh doanh liên quan đến các hoạt động và kế hoạch thực hiện hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra như:

+ Kế hoạch sản xuất cung cấp sản phẩm: Thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trinh sản xuất, nhập hàng, cung ứng sản phẩm cho khách hàng.

+ Kế hoạch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm đến khách hàng.

+ Kế hoạch tài chính: Xác định quy mô vốn đầu tư, chi phí đầu tư, dự toán tài chính, chuẩn bị mặt bằng, máy móc, thiết bị; thực hiện quản lí tài chính (ngân sách, thu nợ và thanh toán nợ, theo dõi lợi nhuận, lỗ lãi và báo cáo tài chính định kĩ).

+ Kế hoạch triển khai: Lên lịch thực hiện, quản lí nguồn lực và đảm bảo rằng dự án tiến triển theo kế hoạch.

Ví dụ minh họa: Bạn H xây dựng chiến lược hoạt động:

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Bước 5. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

+ Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần xác định các cơ hội, rủi ro có thể gặp phải, từ đó có biện pháp xử lí phù hợp.

+ Các cơ hội có thể bao gồm sự gia tăng nhu cầu của thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ.... Các cơ hội này thường đi kèm với rủi ro và thách thức, trong đó những rủi ro có thể gặp phải như thiên tai, những thay đổi về chính sách, mỗi trường kinh doanh, tài chính, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhân sự, quản lí.

Ví dụ minh họa: Bạn H phân tích các rủi ro tiềm ẩn…

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng sẽ xử lí để làm hoa khô.

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung, thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

- Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

♦ Yêu cầu b) Tham khảo kế hoạch kinh doanh hoa tươi

Tên kế hoạch kinh doanh: KẾ HOẠCH KINH DOANH HOA TƯƠI

Ý tưởng kinh doanh

- Sản phẩm: các loại hoa tươi

- Đối tượng khách hàng: người dân và các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh,… trên địa bàn thị trấn X và vùng phụ cận

- Nhu cầu của khách hàng: dùng hoa tươi để phục vụ nhu cầu cá nhân, làm quà tặng, sử dụng trong các dịp lễ, tết, làm nguyên liệu sản xuất (ví dụ: chiết xuất tinh dầu hoa; mĩ phẩm từ thiên nhiên…)…

- Nguồn cung ứng: các vườn, nông trại trồng hoa ở vùng ngoại ô của thị trấn X đảm bảo cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng,…

Mục tiêu kinh doanh

- Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

- Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu;

- Hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba đồng thời mở rộng quy mô thị trường ra toàn tỉnh/ thành phố X;

- Ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực tỉnh/ thành phố X

- Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,...

- Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng…

Chiến lược kinh doanh

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng => biện pháp xử lí: làm hoa khô, chiết xuất tinh dầu,…

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung => biện pháp xử lí:

+ Thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

+ Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

Dự kiến kết quả

- Đạt được 80% các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 41 KTPL 12: Em hãy xác định tiêu chí đánh giá các nội dung của kế hoạch kinh doanh theo gợi ý dưới đây:

Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Ý tưởng kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh

Điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

Chiến lược kinh doanh

Kế hoạch tổ chức thực hiện

Lời giải:

Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Ý tưởng kinh doanh

- Tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh.

Mục tiêu kinh doanh

- Tính cụ thể và tính phù hợp, khả thi

Điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Tính cụ thể và tính phù hợp, khả thi

Chiến lược kinh doanh

- Tính cụ thể và tính phù hợp, khả thi

Kế hoạch tổ chức thực hiện

- Tính cụ thể và tính phù hợp, khả thi; tính hữu dụng

Luyện tập 2 trang 41 KTPL 12: Em hãy xây dựng một bài thuyết trình về sự cần thiết của lập kế hoạch kinh doanh.

Lời giải:

(*) Bài thuyết trình tham khảo

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là tài liệu phác thảo chi tiết và đầy đủ quá trình kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này bao gồm định hướng mục tiêu, chiến lược, marketing, cách thức quản lý nhân sự, tài chính …

Kế hoạch kinh doanh thường do người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp, các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính hay người có chức vụ liên quan lập nên. Bản kế hoạch càng rõ ràng, chặt chẽ và cụ thể thì càng có tính khả thi cũng như hiệu quả thực hiện cao.

Nói cách khác, kế hoạch kinh doanh chính là tấm bản đồ trải đường đi cho các hoạt động của chủ thể để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.

2. Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh?

Bắt đầu kinh doanh mà không có một kế hoạch nào hết? Vậy là bạn đang đùa với lửa đấy. Lập kế hoạch kinh doanh chính là hoạt động chủ chốt, là nền móng cho công việc của bạn, và đây là những lý do chứng minh cho điều đó:

Thứ nhất, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta hình dung được hướng đi và dễ dàng quản lý hơn. Vì bản kế hoạch kinh doanh đã vạch cho bạn những đường đi nước bước, nên bạn sẽ biết mình cần gì, phải làm gì và kiểm soát được những hoạt động của mình. Bạn sẽ không bị động trước những sự thay đổi của thị trường, sự công kích từ đối thủ cạnh tranh hay biết cách nâng cao chất lượng kinh doanh của công ty.

Thứ hai, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta định hướng được mức độ khả thi và giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Lập kế hoạch kinh doanh là bước để bạn tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực mình đang hướng tới, từ đó xác định được phần trăm thực hiện thành công của kế hoạch là ít hay nhiều. Sau đó, có những bước điều chỉnh cho phù hợp để tăng mức độ khả thi của kế hoạch lên cao nhất.Nếu bạn nhận ra những thiếu sót, những điểm bất hợp lý trong bản kế hoạch, bạn hoàn toàn có thời gian để điều chỉnh lại cho chặt chẽ. Khi đó tỉ lệ gặp phải rủi ro khi tiến hành thực hiện là rất thấp.

Thứ ba, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta xác định được những cột mốc quan trọng. Trong một bản kế hoạch kinh doanh luôn có những cột mốc đánh dấu các giai đoạn của nó bởi thị trường luôn thay đổi, và bạn cần linh hoạt trong từng giai đoạn đó. Nắm chắc được các cột mốc quan trọng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng hơn và chắc chắn sẽ đạt được thành công.

Thứ tư, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta, xác định được chi phí kinh doanh. Bạn sẽ lên danh sách được các khoản thu chi vì trong bản kế hoạch đã có sẵn những đề mục tài chính liên quan. Kiểm soát được số tiền dùng cho kinh doanh giúp bạn tránh việc thất thoát nguồn vốn, bảo đảm duy trì được các hoạt động diễn ra một cách trơn tru.

Thứ năm, kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp, công ty giám sát được các hoạt động kinh doanh. Có trong tay bản kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ giám sát được toàn bộ khâu, từ quản lý nhân lực đến mua bán trang thiết bị, gặp gỡ đối tác một cách chi tiết, chặt chẽ. Đây cũng là động lực cho việc đề xuất những biện pháp, quyết định đúng đắn trong từng giai đoạn, trường hợp cụ thể khi kinh doanh, tránh được những sai lầm không đáng có.

Thứ sáu, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta có được nhiều ý tưởng độc đáo. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, bạn rất có thể nảy ra những ý tưởng hay ho, độc đáo cho chiến dịch kinh doanh của mình. Đây là điều mà khó có một kế hoạch kinh doanh vội vàng đạt được. Bạn sẽ có nhiều lợi thế và nổi bật ở những phương diện mới mẻ hơn so với các đối thủ trong ngành, quá tuyệt phải không nào?

Thứ bảy, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta thu hút được các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng. Mấu chốt trong việc hợp tác chính là sự tin tưởng, và sự tin tưởng này xuất phát từ việc các nhà đầu tư, các đối tác biết bạn đang làm gì, bạn chắc chắn bao nhiêu với kế hoạch kinh doanh của mình. Bản kế hoạch kinh doanh chính là tờ giấy cam kết về một tương lai tạo ra lợi ích, để đối tác bạn nhìn vào và chấp nhận hợp tác.Lời nói gió bay, bạn không thể thuyết phục các nhà đầu tư bằng những lời nói suông. Bạn cần tăng độ tin cậy cho lời nói của mình bằng chính bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và khả thi.

Kết luận: Lập một bản kế hoạch kinh doanh không hề dễ, phải tốn rất nhiều chất xám, thời gian, công sức nhưng nó là công cụ duy nhất để bạn có thể bắt đầu kinh doanh theo trình tự trơn tru. Với bản kế hoạch kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể điều khiển mọi hoạt động kinh doanh đúng đắn và sáng suốt nhất.

Luyện tập 3 trang 41 KTPL 12: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Một doanh nghiệp nhỏ phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Qua khảo sát thị trường, sản phẩm, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh cho thấy: Xu hướng của người tiêu dùng ở khu vực này đang quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và thực phẩm hữu cơ. Thị trường ở đây đã có một vài cửa hàng thực phẩm, nhưng chưa có cửa hàng doanh nghiệp nào tập trung hoàn toàn vào thực phẩm hữu cơ.

Em hãy cho biết doanh nghiệp trên đã phân tích những điều kiện nào để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Theo em, khi xác định điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh cần lưu ý điều gì?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, để thực hiện ý tưởng kinh doanh, doanh nghiệp đã phân tích các điều kiện về:

+ Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Khi xác định điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý: những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong kinh doanh

Luyện tập 4 trang 41 KTPL 12: Em hãy kể tên các mặt hàng lĩnh vực có ưu thế ở địa phương em và lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo kế hoạch kinh doanh hoa tươi

Tên kế hoạch kinh doanh: KẾ HOẠCH KINH DOANH HOA TƯƠI

Ý tưởng kinh doanh

- Sản phẩm: các loại hoa tươi

- Đối tượng khách hàng: người dân và các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh,… trên địa bàn thị trấn X và vùng phụ cận

- Nhu cầu của khách hàng: dùng hoa tươi để phục vụ nhu cầu cá nhân, làm quà tặng, sử dụng trong các dịp lễ, tết, làm nguyên liệu sản xuất (ví dụ: chiết xuất tinh dầu hoa; mĩ phẩm từ thiên nhiên…)…

- Nguồn cung ứng: các vườn, nông trại trồng hoa ở vùng ngoại ô của thị trấn X đảm bảo cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng,…

Mục tiêu kinh doanh

- Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

- Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu;

- Hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba đồng thời mở rộng quy mô thị trường ra toàn tỉnh/ thành phố X;

- Ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực tỉnh/ thành phố X

- Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,...

- Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng…

Chiến lược kinh doanh

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng => biện pháp xử lí: làm hoa khô, chiết xuất tinh dầu,…

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung => biện pháp xử lí:

+ Thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

+ Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

Dự kiến kết quả

- Đạt được 80% các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 41 KTPL 12: Em hãy sưu tầm một bản kế hoạch kinh doanh có tính khả thi và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải:

(*) Tham khảo: kế hoạch kinh doanh

Tên kế hoạch kinh doanh: KẾ HOẠCH KINH DOANH HOA TƯƠI

Ý tưởng kinh doanh

- Sản phẩm: các loại hoa tươi

- Đối tượng khách hàng: người dân và các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh,… trên địa bàn thị trấn X và vùng phụ cận

- Nhu cầu của khách hàng: dùng hoa tươi để phục vụ nhu cầu cá nhân, làm quà tặng, sử dụng trong các dịp lễ, tết, làm nguyên liệu sản xuất (ví dụ: chiết xuất tinh dầu hoa; mĩ phẩm từ thiên nhiên…)…

- Nguồn cung ứng: các vườn, nông trại trồng hoa ở vùng ngoại ô của thị trấn X đảm bảo cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng,…

Mục tiêu kinh doanh

- Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

- Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu;

- Hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba đồng thời mở rộng quy mô thị trường ra toàn tỉnh/ thành phố X;

- Ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực tỉnh/ thành phố X

- Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,...

- Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng…

Chiến lược kinh doanh

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng => biện pháp xử lí: làm hoa khô, chiết xuất tinh dầu,…

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung => biện pháp xử lí:

+ Thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

+ Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

Dự kiến kết quả

- Đạt được 80% các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Bài học: nắm rõ các bước để lập được bản kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực cạnh tranh

Vận dụng 2 trang 41 KTPL 12: Em hãy thực hiện kế hoạch kinh doanh mà em đã lập ở bài luyện tập 4 và báo cáo kết quả thực hiện.

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện và báo cáo kết quả

Xem thêm Lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

1 1,050 06/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: