Giải Kinh tế pháp luật 12 Bài 16 (Cánh diều): Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 12.

1 163 06/08/2024


Giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Mở đầu trang 114 KTPL 12: Em hiểu thế nào về dân cư, lãnh thổ đất liền và các vùng biển của Việt Nam?

Lời giải:

- Dân cư của Việt Nam bao gồm những người có quốc tịch Việt Nam, sống trên lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh thổ đất liền của Việt Nam kéo dài từ Bắc tới Nam, với địa hình đa dạng bao gồm núi non, đồng bằng và đồi núi.

- Vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; Thềm lục địa. 5 vùng nêu trên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

1. Công pháp quốc tế về dân cư

Câu hỏi trang 116 KTPL 12: Thành phần dân cư của một nước bao gồm những bộ phận nào?

Lời giải:

Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên

Câu hỏi trang 116 KTPL 12: Theo em, công dân nước sở tại và người nước ngoài có chế độ pháp lí giống và khác nhau như thế nào?

Lời giải:

- Giống nhau:

+ Công dân nước sở tại và người nước ngoài đều được bảo đảm các quyền cơ bản về dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội theo pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế mà nước sở tại là thành viên.

+ Đều phải chấp hành pháp luật của quốc gia sở tại và có trách nhiệm đóng thuế, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

+ Đều có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

- Khác nhau:

+ Công dân nước sở tại có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, có nghĩa vụ quân sự, có quyền được cấp hộ chiếu và thẻ căn cước công dân.

+ Người nước ngoài không có các quyền và nghĩa vụ này, nhưng có quyền được bảo hộ ngoại giao của nước mình, có quyền được cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú tùy theo mục đích và thời hạn cư trú tại nước sở tại. Người nước ngoài còn có thể được hưởng các chế độ đối xử tối huệ quốc hoặc đặc biệt tùy theo điều kiện và lĩnh vực hoạt động.

Câu hỏi trang 116 KTPL 12: Những người nào là đối tượng được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? Chế độ đối xử này khác với hai chế độ trên như thế nào?

Lời giải:

- Những người được hưởng chế độ đặc biệt là: viên chức của các Cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự và viên chức của các tổ chức quốc tế ở nước sở tại.

- Chế độ này khác với chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc ở chỗ, người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà chính công dân nước ở tại cũng không được hưởng.

2. Lãnh thổ và biên giới quốc gia

Câu hỏi trang 118 KTPL 12: Từ các thông tin trên: Em hãy cho biết, biên giới quốc gia được hình thành trên cơ sở nào.

Lời giải:

Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết, tham gia hoặc do pháp luật quốc gia quy định.

+ Biên giới trên bộ là đường biên giới được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia.

+ Biên giới trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ,

là ranh giới ngoài lãnh hải hoặc ranh giới ngoài của các vùng biển đối diện hay kề cận với quốc gia khác.

+ Biên giới trên không và biên giới lòng đất được pháp luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển.

Câu hỏi trang 118 KTPL 12: Từ các thông tin trên: Em hiểu thế nào là lãnh thổ và biên giới quốc gia?

Lời giải:

- Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia.

- Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất.

3. Các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia

Câu hỏi trang 119 KTPL 12: Em hiểu thế nào là nội thủy?

Lời giải:

- Nội thủy là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.

Câu hỏi trang 120 KTPL 12: Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có quyền và nghĩa vụ gì trong nội thủy.

Lời giải:

- Trong nội thuỷ, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.

+ Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới vùng nước nội thuỷ.

+ Tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài ra vào nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển.

+ Tàu thuyền thương mại nước ngoài vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại.

- Khi hoạt động trong nội thuỷ, tàu thuyền nước ngoài phải tuân theo pháp luật của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong nội thuỷ của mình (trừ tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài).

Câu hỏi trang 122 KTPL 12: Trong tình huống trên, theo em hành vi của tàu X dừng lại và chuyển xăng dầu buôn lậu trong lãnh hải nước P có phù hợp với Công ước về Luật Biển hay không? Cảnh sát biển nước P có thẩm quyền tài phán đối với tàu X của nước Ý không? Vì sao?

Lời giải:

- Hành vi của tàu X không phù hợp với Công ước về Luật Biển. Theo Điều 19 của Công ước, việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hoà bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kì hoạt động nào sau đây, bao gồm “Xếp hoặc dỡ hàng hoá, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển”. Trong trường hợp này, tàu X đã dừng lại và chuyển xăng dầu buôn lậu, vi phạm pháp luật của nước P. Do đó, cảnh sát biển nước P có thẩm quyền tài phán đối với tàu X của nước Ý.

Câu hỏi trang 122 KTPL 12: Em biết những quyền và nghĩa vụ nào của quốc gia ven biển và các quốc gia khác?

Lời giải:

- Quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải, vùng trời bên trên, cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển. Tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại (không phải xin phép) trong lãnh hải, nhưng phải tôn trọng hoà bình, độc lập, chủ quyền và pháp luật của quốc gia ven biển.

- Trong lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán đối với tàu thuyền thương mại nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật quốc gia minh, phù hợp với Luật Biển quốc tế.

4. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia

Câu hỏi trang 123 KTPL 12: Vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển được xác định như thế nào?

Lời giải:

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển.

Câu hỏi trang 124 KTPL 12: Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tình huống có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?

Lời giải:

Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phù hợp với Luật Biển quốc tế. Theo Điều 56 của Công ước, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Do đó, tàu thuyền nước ngoài không được phép đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam.

Câu hỏi trang 124 KTPL 12: Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cả trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Giải thích vì sao

Lời giải:

Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Điều này dựa trên quyền tài phán của quốc gia ven biển theo Điều 56 của Công ước.

Câu hỏi trang 124 KTPL 12: Từ các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, em hãy cho biết quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì trong vùng đặc quyền kinh tế.

Lời giải:

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển:

+ Thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lí và bảo tồn các tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lỏng đất dưới đáy biển, về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

+ Thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

- Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản là tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích trên biển của quốc gia.

Câu hỏi trang 125 KTPL 12: Thềm lục địa của quốc gia ven biển được xác định như thế nào?

Lời giải:

- Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó đến một giới hạn theo quy định của Công ước Luật Biển 1982.

Câu hỏi trang 127 KTPL 12: Vì sao các hành động đơn phương khảo sát và khoan của Kenya không xâm phạm đến chủ quyền của Somalia trong lãnh hải và quyền chủ quyền của Somalia trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa?

Lời giải:

Các hành động đơn phương khảo sát và khoan của Kenya không xâm phạm đến chủ quyền của Somalia trong lãnh hải và quyền chủ quyền của Somalia trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vì giữa hai nước chưa có đường biên giới trên biển. Điều này có nghĩa là, cho đến khi có một thỏa thuận hoặc phán quyết chính thức về ranh giới biển giữa hai quốc gia, không thể xác định rõ ràng vùng biển nào thuộc quyền chủ quyền của quốc gia nào. Do đó, các hành động của Kenya không thể coi là vi phạm chủ quyền của Somalia.

Câu hỏi trang 127 KTPL 12: Thế nào là thềm lục địa? Trong thềm lục địa quốc gia ven biển và các quốc gia khác có những quyền và nghĩa vụ gì?

Lời giải:

- Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó đến một giới hạn theo quy định của Công ước Luật Biển 1982.

- Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển:

+ Thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình, có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển cũng như về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

+ Trong khi thực hiện các quyền của mình, quốc gia ven biển không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước về Luật Biển thừa nhận.

- Tất cả các quốc gia khác đều có lắp quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa, nhưng cần có sự thoả thuận của quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc dây cáp.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 127 KTPL 12: Em hãy nhận xét các ý kiến dưới dây về vấn đề dân cư trong pháp luật quốc tế.

A. Mỗi nước có toàn quyền quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài theo quan điểm của mình.

B. Thành phần dân cư của một nước bao gồm người nước ngoài đang công tác trong các đại sứ quán nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng chế độ đối xử quốc gia, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam.

D. Chế độ đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập, công tác ở nước sở tại.

Lời giải:

- Ý kiến A. Đúng. Mỗi quốc gia có quyền tự quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trên lãnh thổ của mình, miễn là những quy định đó không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

- Ý kiến B. Không chính xác. Thành phần dân cư của một quốc gia thường chỉ bao gồm những người có quốc tịch của quốc gia đó. Người nước ngoài công tác tại các đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không được coi là thành phần dân cư của quốc gia mà họ đang cư trú.

- Ý kiến C. Không chính xác. Người nước ngoài cư trú tại một quốc gia khác không nhất thiết phải được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ giống như công dân của quốc gia đó. Tuy nhiên, họ cần được đối xử công bằng và không phân biệt đối xử.

- Ý kiến D. Đúng. Chế độ đối xử tối huệ quốc là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, yêu cầu một quốc gia đối xử với người nước ngoài không thua kém so với cách mà nó đối xử với công dân của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người nước ngoài phải được hưởng tất cả các quyền giống như công dân của quốc gia đó.

Luyện tập 2 trang 128 KTPL 12: Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Tháng 9/1992, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu tiến hành đàm phán phân định vùng biển giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Sau 9 vòng đàm phán, hai bên kết thúc đàm phán với việc kí Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 09/8/1997, có hiệu lực kể từ ngày 26/02/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước.

Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái Lan là hiệp định phân định biển đầu tiên mà Việt Nam kí kết với các quốc gia láng giềng sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực vào năm 1994. Cùng với hiệp định này, Việt Nam và Thái Lan cũng đã có thoả thuận về việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước vào năm 1998, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, ổn định vùng biển giáp ranh giữa hai nước, góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan, nhằm duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Em hãy cho biết, pháp luật quốc tế cỏ vai trò như thế nào trong việc đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan.

Lời giải:

- Vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp trên:

+ Pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lí để Việt Nam và Thái Lan tiến hành đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển

+ Pháp luật quốc tế ràng buộc nghĩa vụ pháp lí của các bên trong đàm phán, kí kết Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan

Luyện tập 3 trang 128 KTPL 12: Ghana và Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà) là hai nước có bờ biển liền kề nhau và bao quanh Vịnh Guinea ở Tây châu Phi. Khu vực biển cần phân định nằm ở Đại Tây Dương. Do có tranh chấp, hai nước đề nghị Toà án Quốc tế về Luật Biển tiến hành phân định biển trong vùng biển chồng lấn lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm cả thềm lục địa vượt quá 200 hải lí.

Ghana và Côte d'Ivoire có hai bất đồng liên quan đến phương pháp phân định biển. Ghana yêu cầu áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong khi Côte de’Ivoire yêu cầu áp dụng phương pháp đường phân giác. Trên cơ sở các nguyên tắc phân định biển là nguyên tắc đường trung tuyến, giải pháp công bằng, minh bạch, Toà án Quốc tế về Luật Biển đã quyết định áp dụng phương pháp đường trung tuyến cho phân định biển giữa Ghana và Côte d'Ivoire.

Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d'Ivoire đã sử dụng nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, Ghana và Côte d’Ivoire đã sử dụng hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế sau:

+ Nguyên tắc hòa bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế: Hai nước đã chọn cách giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển, một cơ chế giải quyết tranh chấp hoà bình, thay vì dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực.

+ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế: Cả hai nước đều đã tuân thủ quyết định của Toà án Quốc tế về Luật Biển, thể hiện sự tận tâm và thiện chí trong việc thực hiện cam kết quốc tế.

- Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong việc phân định biển giữa hai nước cũng phản ánh nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, khi mà cả hai nước đều có quyền lực ngang nhau trong việc đàm phán và quyết định về ranh giới biển của mình.

Luyện tập 4 trang 128 KTPL 12: Ngày 20/7/1983, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành kí kết Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, ngày 27/12/1985 hai nước kí Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Năm 1986, hai nước tiến hành phân giới, cắm mốc và trên thực tế đã triển khai cắm được 72 222 cột mốc, phân giới được 200km. Với tỉnh thần quyết tâm hoàn thành dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, năm 2005, hai nước đã tiếp tục phối hợp triển khai phân giới, cắm mốc, hoàn thành phân giới, cắm mốc đối với 1 045km đường biên giới, tương đương 84% khối lượng trên toàn tuyến; kí kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền năm 2019.

Em hãy cho biết, biên giới Việt Nam - Campuchia được hình thành trên cơ sở nào. Đường biên giới này do ai xây dựng nên.

Lời giải:

- Biên giới Việt Nam – Campuchia được hình thành trên cơ sở các Hiệp ước và Hiệp định mà hai nước đã ký kết. Cụ thể, các Hiệp ước và Hiệp định này bao gồm:

+ Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, ký kết vào ngày 20/7/1983.

+ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, ký kết vào ngày 27/12/1985.

+ Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền, ký kết vào năm 2019.

- Đường biên giới này được xây dựng nên bởi chính phủ của cả hai nước, Việt Nam và Campuchia, thông qua quá trình đàm phán và thỏa thuận. Trong quá trình này, hai nước đã tiến hành phân giới, cắm mốc và hoàn thành việc phân giới, cắm mốc đối với phần lớn đường biên giới. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm và đã được hoàn thành vào năm 2019. Quá trình này được thực hiện theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ pháp luật quốc tế.

Luyện tập 5 trang 129 KTPL 12: Là quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo đó đường cơ sở Việt Nam là đường thẳng gãy khúc gồm 11 đoạn thẳng nối 12 điểm cơ sở từ điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia đến điểm All tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Căn cứ vào đâu Việt Nam xác định đường cơ sở của quốc gia trên biển?

Lời giải:

Việt Nam xác định đường cơ sở của quốc gia trên biên dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Công ước này cung cấp các nguyên tắc và quy định về việc xác định ranh giới biển, bao gồm cả lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Luyện tập 5 trang 129 KTPL 12: Là quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo đó đường cơ sở Việt Nam là đường thẳng gãy khúc gồm 11 đoạn thẳng nối 12 điểm cơ sở từ điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Campuchia đến điểm All tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đường cơ sở biển của Việt Nam thuộc loại đường cơ sở nào? Vì sao?

Lời giải:

Đường cơ sở biển của Việt Nam thuộc loại đường thẳng gãy khúc. Điều này có nghĩa là, thay vì sử dụng một đường thẳng liên tục, Việt Nam đã sử dụng một chuỗi các đoạn thẳng, mỗi đoạn nối hai điểm cơ sở. Lý do cho việc sử dụng đường thẳng gãy khúc là do đặc điểm địa lý của bờ biển, cũng như để đảm bảo rằng ranh giới biển phản ánh một cách chính xác quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển, theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Luyện tập 6 trang 129 KTPL 12: Nước E nằm bên bờ biển Đen, có cảng biển quốc tế, tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào cảng, trong đó có tàu thương mại nước ngoài và tàu dân sự nước ngoài phi thương mại. Nước E cho phép tàu thương mại nước ngoài được ra vào cảng biển nước mình mà không phải xin phép. Cùng với tàu thương mại, vẫn thường có tàu nhà nước nước ngoài phi thương mại qua lại trong nội thuỷ, đôi khi đi vào cảng, phải xin phép nước E. Khi đi lại trong nội thuỷ của nước E, một số tàu thuyền của nước ngoài đã có hành vi buôn bán, bốc dỡ hàng trong nội thuỷ của nước E.

Dựa trên cơ sở nào, nước E cho phép tàu thuyền thương mại nước ngoài được đi lại trong nội thuỷ và ra vào cảng biển quốc tế của nước mình mà không phải xin phép, còn tàu nước ngoài phi thương mại phải xin phép?

Lời giải:

- Nước E cho phép tàu thuyền thương mại nước ngoài được đi lại trong nội thuỷ và ra vào cảng biển quốc tế của nước mình mà không phải xin phép dựa trên quyền tự do hàng hải, một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế biển. Theo nguyên tắc này, tàu thuyền thương mại của tất cả các quốc gia đều có quyền tự do đi qua và ra vào cảng biển quốc tế. Tuy nhiên, tàu nước ngoài phi thương mại, như tàu nhà nước, thường phải xin phép trước khi đi vào nội thuỷ của một quốc gia khác, theo quy định của pháp luật quốc tế và quy định cụ thể của quốc gia đó.

Luyện tập 6 trang 129 KTPL 12: Nước E nằm bên bờ biển Đen, có cảng biển quốc tế, tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào cảng, trong đó có tàu thương mại nước ngoài và tàu dân sự nước ngoài phi thương mại. Nước E cho phép tàu thương mại nước ngoài được ra vào cảng biển nước mình mà không phải xin phép. Cùng với tàu thương mại, vẫn thường có tàu nhà nước nước ngoài phi thương mại qua lại trong nội thuỷ, đôi khi đi vào cảng, phải xin phép nước E. Khi đi lại trong nội thuỷ của nước E, một số tàu thuyền của nước ngoài đã có hành vi buôn bán, bốc dỡ hàng trong nội thuỷ của nước E.

Nước E có quyền gì đối với vi phạm của tàu thuyền nước ngoài trong nội thuỷ của mình? Vì sao?

Lời giải:

- Nước E có quyền tài phán đối với vi phạm của tàu thuyền nước ngoài trong nội thuỷ của mình. Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền của pháp luật quốc tế, theo đó mỗi quốc gia có quyền tài phán đối với tất cả các hoạt động diễn ra trong lãnh thổ và nội thuỷ của mình.

- Nếu một tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật của nước E trong khi đi lại trong nội thuỷ của nước E, như hành vi buôn bán, bốc dỡ hàng không hợp pháp, thì nước E có quyền áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết để xử lý vi phạm, bao gồm việc bắt giữ tàu và xử phạt theo quy định của pháp luật nước E. Việc này nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền lợi và an ninh của nước E

Luyện tập 7 trang 129 KTPL 12: Là quốc gia ven biển, Việt Nam có chủ quyền trong nội thuỷ và lãnh hải, có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Năm 2022, một nước ngoài đã đặt dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế để thăm dò khoáng sản trong thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Nhà nước Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hành vi của nước ngoài đặt dàn khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam ở trường hợp trên có phù hợp với Luật Biển quốc tế hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Hành vi của nước ngoài đặt dàn khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam không phù hợp với Luật Biển quốc tế.

- Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mỗi quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Điều này bao gồm quyền kiểm soát và quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên, bao gồm cả việc thăm dò khoáng sản. Do đó, bất kỳ hoạt động thăm dò nào không được sự cho phép của quốc gia ven biển đều vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó.

Luyện tập 7 trang 129 KTPL 12: Là quốc gia ven biển, Việt Nam có chủ quyền trong nội thuỷ và lãnh hải, có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Năm 2022, một nước ngoài đã đặt dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế để thăm dò khoáng sản trong thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp của Nhà nước Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Các lực lượng chấp pháp Việt Nam có quyền xua đuổi để nước ngoài đưa dàn khoan hoạt động trái phép của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không? Cơ sở pháp lí nào cho phép họ thực hiện quyền này?

Lời giải:

- Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam có quyền xua đuổi tàu thuyền hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

- Cơ sở pháp lý cho việc này là quyền tài phán của quốc gia ven biển, theo đó quốc gia có thẩm quyền đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện mọi hoạt động trên biển thuộc quyền chủ quyền của mình. Điều này bao gồm việc cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số hoạt động cụ thể, bao gồm việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. Nếu một tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật của Việt Nam trong khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết để xử lý vi phạm.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 130 KTPL 12: Em hãy tìm hiểu về tình hình dân cư của Việt Nam và lập báo cáo thuyết trình về sản phẩm của mình.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Đặc điểm dân cư Việt Nam

- Quy mô dân số và tình hình tăng dân số:

+ Năm 2021 dân số Việt Nam đạt 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

+ Từ năm 1989 đến nay tỉ lệ tăng dân số giảm, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Cơ cấu dân số:

+ Cơ cấu dân tộc: có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 85,3%, các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất; giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

+ Cơ cấu giới tính: tỉ số giới tính năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ, khác nhau giữa các nhóm tuổi. Tình trạng mất cân bằng giới tính ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng.

+ Cơ cấu tuổi: giảm tỉ trọng dân số nhóm 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15-64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Phân bố dân cư:

+ Mật độ dân số TB 297 người/km2(2021), dân cư phân bố khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là 2 vùng có mật độ dân số thấp nhất, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có mật độ dân số cao nhất.

+ Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi theo thời gian.

Vận dụng 2 trang 130 KTPL 12: Em hãy viết bài có nội dung tuyên truyền quyền thực thi chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Bài viết tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo

“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời,biển,đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Thế hệ chúng ta được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, được hưởng một niềm ưu. Chúng ta được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)… Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”.

Biển Đông có vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế vô cùng to lớn. Biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch, nối các nền kinh tế trên bờ Thái Bình Dương với các nền kinh tế trên bờ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Đây là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới nếu tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại chuyển qua hàng năm. Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch…

Biển Đông được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí lớn nhất thế giới. Kinh tế ven biển và thuần biển đã có đóng góp quan trọng vào tổng GDP của cả nước, và cùng với đó, thu nhập bình quân của người dân ven biển đang tăng nhanh.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Quần đảo Hoàng Sa gồm ba mươi hòn đảo lớn nhỏ, bải đá, cồn san hô và bãi cạn nằm ở khu vực biển rộng khoảng 16 nghìn km2, cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý. Diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10km2. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam Biển Đông gồm khoảng 100 đảo, bãi đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 180 nghìn km2 cách Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa 248 hải lí, cách đảo Phú quý tỉnh Bình Thuận 203 hải lí và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 595 hải lí; được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Loại Ta, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 10 km2.Trong đó có đảo Ba Đình là đảo lớn nhất rộng khỏng 1,6 km2.

Vùng biển của Việt Nam được phê chuẩn theo công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 và vào năm 1994. Theo đó, một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Căn cứ để tính chiều rộng của các vùng biển của một quốc gia chính là đường cơ sở và đơn vị đo chính là hải lí. Một hải lí bằng 1852m.

Lãnh hải là một bộ phận của vùng biển Việt Nam, là vùng nằm giữa vùng nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý (tương đương 22,22km) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.

Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí tính tứ đường cơ sở có chế độ pháp lí riêng do công ước về luật biển năm 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biền cũng như quyền tự do của các quốc gia.

Chúng ta có đầy đủ các căn cứ khẳng định chủ quyền biển và đảo Việt Nam.

Nước Việt Nam nằm bên bờ phía tây của Biển Đông. Bao đời nay, biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta. Ngay từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã biết khai thác biển, lúc đầu là đánh bắt các hải sản ven bờ, sau tiến ra các đảo và vùng biển xa hơn. Câu chuyện về chàng Mai An Tiêm bị vua cha hiểu lầm đuổi ra đảo hoang đã cùng vợ bỏ sức khai phá và trồng dưa hấu trên hòn đảo gần bờ biển vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đã phần nào phản ánh: Từ xa xưa, người Việt đã tới sinh sống và sản xuất trên các hải đảo ven bờ. Không những vậy, cư dân Lạc Việt thời đó cũng đã có khả năng vượt biển tới những vùng đất xa, bằng chứng là những chiếc thuyền vũ trang có chở nhiều đồ đồng quý giá như trống, bình đồng… mà người ta thấy được ở hầu khắp các đảo lớn thuộc Inđônêxia và ven bờ biển Malaixia, Thái Lan.

Các triều đại phong kiến Việt Nam sau này đều thấy rõ vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.Trên nhiều tấm bản đồ cổ của nước ta cũng như của nước ngoài đều thể hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam. Bộ Hồng Đức bản đồ gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có vùng biển, đảo đã ghi lại khá toàn diện hình ảnh của quốc gia Đại Việt ở cuối thế kỉ 14.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thì trên những bản đồ cổ của Tây Phương và cả những bản đồ từ thế kỉ 15 của Trung Quốc đều dùng địa danh biển Giao Chỉ (tức là biển của Việt Nam) để chỉ vùng biển ở phía đông nước ta. Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng để chỉ người và nước Việt Nam xưa. Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao Chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt.

Sang thế kỉ XIX hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên và phong phú hơn, nhất là dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Nhà Nguyễn nối tiếp chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn đã thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau như vãng thám kiểm tra kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết… Lực lượng ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ có các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, các đội Thủy quân, biền binh, vệ giám thành mà cả binh đinh, dân phu (chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định). Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều phải có quyết định của nhà nước dưới hình thức “tờ sai để thi hành công vụ” và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi hay tạm dừng lại vì bão gió.

Tập tài liệu của Trung Quốc Ngũ quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).

Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã cho người ra cắm mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ, họ cũng đã cắm bia chủ quyền ghi “Cộng hòa Pháp- Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.

Vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Như vậy,qua các căn cứ trên ,chúng ta hiểu rằng Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam.Bất kì sự xâm phạm của quốc gia nào vào vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta là đã đi ngược Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Trong thời gian qua,Trung Quốc đã nhiều lần tái diễn hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam: Tập trận ở vùng biển Hoàng Sa, tàu cá Trung Quốc, tàu dân quân biển, tàu khảo sát Trung Quốc…đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Biển Đông của chúng ta lại “nóng” lên trước các hoạt động của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Viện Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm lược chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, được xác định phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng các biện pháp hòa bình. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”. (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.)

Chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững chủ quyền quốc gia của tổ quốc, không để bị động, bất ngờ, không để mất đảo, mất dân, mất đất. Biển đảo là của tiền nhân để lại, một viên đá trên đảo, một ngụm nước biển thuộc chủ quyền của nước mình cũng khống thể để mất đi.

Vậy là một công dân Việt Nam, chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ Đất nước?

Mỗi người đều có thể thể hiện tình yêu nước, yêu biển – đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Xem thêm Lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bài 17: Các nguyên tác cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

1 163 06/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: