Giải GDQP 12 Bài 6 (Kết nối tri thức): Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 12 Bài 6.
Giải GDQP 12 Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK
Mở đầu
Mở đầu trang 47 GDQP 12: Em hãy quan sát và cho biết các chiến sĩ trong hình 6.1 đang làm gì?
Lời giải:
- Chiến sĩ trong hình 6.1 đang thực hiện kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK
Câu hỏi trang 47 GDQP 12: Đường ngắm cơ bản và đường ngắm đúng khác nhau như thế nào?
Lời giải:
- Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua điểm chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
- Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.
Khám phá
I. Một số nội dung cơ bản về lý thuyết
Câu hỏi trang 47 GDQP 12: Đường ngắm cơ bản và đường ngắm đúng khác nhau như thế nào?
Lời giải:
- Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua điểm chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
- Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.
Câu hỏi trang 49 GDQP 12: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả bắn?
Lời giải:
- Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện tốt ba yếu tố: Lấy thước ngắm đúng, chọn điểm ngắm đúng và có đường ngắm đúng.
- Nếu người bắn thực hiện không tốt các yếu tố nêu trên thì kết quả bắn không cao, thậm chí không trúng mục tiêu. Một số sai sót mà người bắn thường mắc phải là:
+ Ngắm sai đường ngắm cơ bản
+ Ngắm sai điểm ngắm
+ Mặt súng không thăng bằng
II. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK
Lời giải:
- Cần phải thực hiện tốt các yếu tố bằng, chắc, đều, bền để ngắm đúng và bắn trúng mục tiêu.
- Làm rõ các yếu tố:
+ Bằng: Mặt súng phải thăng bằng
+ Chắc: Là 2 tay giữ súng chắc, ghì súng chắc vào vai
+ Đều: Lực nắm súng và ghì súng phải đều nhau
+ Bền: Lực nắm và giữ súng phải bền trong suốt quá trình loạt bắn.
III. Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK
- Khi luyện tập ngắm chụm; ngắm trúng, chụm, yêu cầu các lần ngắm phải có tính thống nhất cao nhằm mục đích: rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác, bền bỉ, dẻo dai và từng bước nâng cao kĩ thuật, trình độ ngắm nhanh, chính xác; làm cơ sở cho luyện tập các bài bắn đạt kết quả tốt.
Lời giải:
- Trong quá trình tập ngắm chụm, sau khi đã lấy xong đường ngắm, người tập không nên chạm vào súng. - Lý do chính là để tránh làm thay đổi vị trí và hướng của súng.
Câu hỏi trang 57 GDQP 12: Em hãy nêu cách xác định ĐCTB của ba điểm chạm.
Lời giải:
- Cách xác định điểm chạm trung bình (ĐCTB) như sau:
+ Người phục vụ dùng thước nối hai điểm gần nhất với nhau, rồi chia đoạn thẳng ra thành hai phần bằng nhau.
+ Tiếp tục nối điểm giữa của hai điểm trên (ĐCTB của hai điểm chạm) với điểm thứ ba, chia đoạn thẳng vừa nối thành ba phần bằng nhau.
+ Điểm 1/3 gần với ĐCTB của 2 điểm chạm trước là ĐCTB của ba điểm chạm.
+ Đo khoảng cách từ ĐCTB của ba điểm chạm đến điểm K (kí hiệu là a), để đánh giá kết quả ngắm trúng.
Lời giải:
- Khi luyện tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK, việc xây dựng sự bản lĩnh và tâm lí vững vàng cho người bắn là rất quan trọng vì một số lý do sau:
+ Rèn luyện khả năng tập trung: Bắn súng đòi hỏi sự tập trung cao độ để đạt được độ chính xác và hiệu suất. Người bắn cần phải có khả năng tập trung tốt để điều chỉnh đường ngắm, kiểm soát hơi thở và lấy băng đạn một cách chính xác.
+ Kiểm soát tâm lý: Trong môi trường tập trận hoặc bắn súng, tâm lý của người bắn có thể được thử thách bởi áp lực và căng thẳng. Việc xây dựng tâm lí vững vàng giúp người bắn duy trì sự điều chỉnh tốt dù ở bất kỳ tình huống nào, từ mục tiêu cố định đến mục tiêu di chuyển.
+ Điều chỉnh và điều Tiết: Bắn súng đòi hỏi khả năng điều chỉnh và điều tiết nhanh chóng. Khi gặp phải tình huống khác nhau như mục tiêu di chuyển nhanh, ánh sáng thay đổi, hoặc thời tiết xấu, người bắn cần phải có khả năng thích ứng và điều chỉnh chiến thuật bắn của mình một cách linh hoạt.
+ Rèn luyện sự tự tin và tính kiên nhẫn: Sự tự tin và kiên nhẫn là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong bất kỳ hoạt động nào, đặc biệt là khi bắn súng. Xây dựng sự tự tin và kiên nhẫn giúp người bắn tin tưởng vào khả năng của mình và tiếp tục cố gắng cho đến khi đạt được mục tiêu.
=> Tóm lại, việc xây dựng sự bản lĩnh và tâm lí vững vàng cho người bắn khi luyện tập bắn mục tiêu cố định ban ngày là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và độ chính xác cao nhất trong mọi điều kiện.
Lời giải:
- Mục tiêu: Bia số 4 màu đen, tượng trưng cho tên địch nằm bắn hoặc đứng bắn trong công sự.
Bia số 4 có chiều rộng 42 cm; chiều cao 42 cm. Mặt bia có các vòng tròn tính điểm từ 1 đến 5, được dán trên khung bia nền trắng có kích thước 75 cm x 75 cm.
- Cự li bắn: 100 m.
- Tư thế bắn: Nằm bắn có tì.
- Số lượng đạn: 3 viên.
- Phương pháp bắn: Phát một.
- Thời gian bắn: 5 phút (Tinh từ khi kết thúc khẩu 5 lệnh “Bắn”).
- Thành tích: Giỏi: Từ 25 đến 30 điểm; Khá: Từ 20 đến 24 điểm; Đạt: Từ 15 đến 19 điểm; Không đạt: Dưới 15 điểm.
Lời giải:
- Khi người bắn sử dụng thước ngắm 3 thì thường chọn điểm ngắm ở chính giữa mép dưới mục tiêu. Vì: Thước ngắm 3 ở cự ly 100m đường đạn cao hơn so với điểm ngắm đối với súng AK là 28cm, tính từ mép dưới mục tiêu lên tâm của vòng 10 bia số 4 khoảng 23cm, như vậy đạn vẫn trúng vào vòng 10 trên mục tiêu.
Luyện tập trang 60 GDQP 12: Điểm tập 1.
- Nội dung: Động tác bắn tại chỗ bằng súng tiểu liên AK.
Bước 1. Tập phân đoạn: Học sinh từ tập chậm đến nhanh dần các cử động, động tác chuẩn bị tư thế, động tác lắp đạn, động tác bắn, động tác thôi bắn, động tác đứng dậy.
Bước 2. Tập tổng hợp: Học sinh tập liên kết các cử động, động tác với nhau; từ tập chậm đến nhanh dần, tiến tới thuần thục động tác.
+ Luyện tập nhóm: Học sinh luân phiên nhau ở cương vị trưởng nhóm chỉ huy nhóm luyện tập. Trong nhóm có học sinh thực hiện động tác, những học sinh còn lại quan sát, đóng góp ý kiến.
Điểm tập 2.
- Nội dung: Tập ngắm chụm: ngắm trúng, chụm.
- Phương pháp: Luyện tập nhóm. Học sinh luân phiên nhau ở cương vị trưởng nhóm, chỉ huy nhóm luyện tập. Trong nhóm có người tập, người phục vụ.
Điểm tập 3.
- Nội dung: Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.
- Phương pháp:
Luyện tập theo đội hình lớp, giáo viên chỉ huy. Thực hiện theo các bước:
+ Bước 1. Tập phân đoạn: Mục tiêu bia số 4 có dân điểm dầu cho học sinh dễ xác định điểm ngắm đúng.
+ Bước 2. Tập tổng hợp: Mục tiêu bia số 4 được bó điểm dầu.
Lời giải:
(*) Lưu ý: HS thực hiện luyện tập kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Vận dụng
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Việc luyện tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK đã giúp em rèn luyện được những phẩm chất, năng lực như: sự bản lính, tính tỉ mỉ, dẻo dai, tâm lí vững vàng…
- Cụ thể:
+ Rèn luyện khả năng tập trung: Bắn súng đòi hỏi sự tập trung cao độ để đạt được độ chính xác và hiệu suất. Người bắn cần phải có khả năng tập trung tốt để điều chỉnh đường ngắm, kiểm soát hơi thở và lấy băng đạn một cách chính xác.
+ Kiểm soát tâm lý: Trong môi trường tập trận hoặc bắn súng, tâm lý của người bắn có thể được thử thách bởi áp lực và căng thẳng. Việc xây dựng tâm lí vững vàng giúp người bắn duy trì sự điều chỉnh tốt dù ở bất kỳ tình huống nào, từ mục tiêu cố định đến mục tiêu di chuyển.
+ Điều chỉnh và điều Tiết: Bắn súng đòi hỏi khả năng điều chỉnh và điều tiết nhanh chóng. Khi gặp phải tình huống khác nhau như mục tiêu di chuyển nhanh, ánh sáng thay đổi, hoặc thời tiết xấu, người bắn cần phải có khả năng thích ứng và điều chỉnh chiến thuật bắn của mình một cách linh hoạt.
+ Rèn luyện sự tự tin và tính kiên nhẫn: Sự tự tin và kiên nhẫn là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong bất kỳ hoạt động nào, đặc biệt là khi bắn súng. Xây dựng sự tự tin và kiên nhẫn giúp người bắn tin tưởng vào khả năng của mình và tiếp tục cố gắng cho đến khi đạt được mục tiêu.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương
Bài 7: Tìm và giữ phương hướng
Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 12 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 12 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Global Success
- Giải sgk Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hóa học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 12 cả 3 sách (chương trình mới 2025)
- Giải sgk Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 12 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Kết nối tri thức