Giải GDQP 12 Bài 1 (Kết nối tri thức): Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 12 Bài 1.
Giải GDQP 12 Bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975
Mở đầu
Lời giải:
- Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhân dân ta đã tiến hành:
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
+ Các hoạt động đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Khám phá
I. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
Lời giải:
- Chương trình cải tạo xã hội theo mô hình cực đoan của lực lượng Khmer Đỏ đã khiến đất nước Campuchia rơi vào cảnh hỗn loạn, tang thương, với hàng triệu người bị giết hại một cách man rợ.
- Đối với Việt Nam, hành động của lực lượng Khmer Đỏ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của nước ta; khiến nhiều dân thường vô tội bị sát hại; bên cạnh đó, lực lượng Khmer Đỏ còn cướp bóc tài sản, phá hoại hoa màu, nhà cửa,.. của đồng bào ta.
Lời giải:
- Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, vì:
+ Sau khi quét sạch lực lượng Khmer Đỏ ra khỏi lãnh thổ Tổ quốc, thực hiện lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia đã tiến công, xoá bỏ chế độ diệt chủng Pol Pot tại Campuchia.
+ Chiến thắng này của nhân dân Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỉ nguyên hoà bình, độc lập, xây dựng cuộc sống tươi đẹp.
Lời giải:
- Liên minh chiến đấu giữa bộ đội Việt Nam với lực lượng cách mạng Campuchia được thực hiện trong giai đoạn cuối năm 1978 - đầu năm 1979. Cụ thể là: Sau khi quét sạch lực lượng Khmer Đỏ ra khỏi lãnh thổ Tổ quốc, thực hiện lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia đã tiến công, xoá bỏ chế độ diệt chủng Pol Pot tại Campuchia.
II. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
Lời giải:
Nội dung đang được cập nhật...
Lời giải:
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là biểu hiện sinh động cho ý chí và sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, vì:
+ Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và chính nghĩa, nhằm: bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Quân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, ví dụ như: Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, những hậu quả của chiến tranh biên giới Tây Nam chưa được khắc phục hoàn toàn,…
=> Với tinh thần yêu nước mãnh liệt, cùng ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, quân dân Việt Nam đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
III. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Lời giải:
- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, để giành thắng lợi, quân và dân ta đã đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao, binh vận, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt của cộng đồng quốc tế.
Lời giải:
- Đối với quần đảo Hoàng Sa:
+ Năm 1956, chính quyền Trung Quốc đưa quân đánh, chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa;
+ Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo này.
- Đối với quần đảo Trường Sa:
+ Có 5 nước, 6 bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo này, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines (Phi-lip-pin), Malaysia (Ma-lai-xi-a), Brunei (Bru-nây) và Đài Loan (Trung Quốc).
+ Năm 1988, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh, chiếm đóng trái phép các đảo: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta.
Lời giải:
- Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là:
+ Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, trên không và trên bộ hợp tác quốc tế về biển, đảo;
+ Duy trì môi trường hoà bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước.
Lời giải:
- Trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Đảng và Nhà nước ta chủ động dự báo, nắm chắc tình hình, vì:
+ Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực. Ví dụ như: có 5 nước, 6 bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.
+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...
+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề an ninh quốc phòng của một quốc gia cũng có sự gắn kết và tác động, ảnh hưởng nhất định tới những vấn đề, những quốc gia, dân tộc khác…
Luyện tập
Lời giải:
♦ Giá trị lịch sử của cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối, mục tiêu chính trị đúng đắn, sáng tạo cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam - đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc chiến này.
- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược do tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary gây ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là thắng lợi chung của tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung, mở ra chương mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
- Chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam cũng góp phần bảo vệ hoà bình trong khu vực và thế giới.
- Quân và dân ta đã viết tiếp trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc; đồng thời đã để lại những kinh nghiệm quý giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
♦ Giá trị lịch sử của cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Bộ Chính trị Quân uỷ Trung ương đã thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc tình hình đối phương; từ đó kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang và nhân dân làm tốt công tác chuẩn bị và thực hành chiến tranh.
- Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và chính nghĩa. Đồng thời, thể hiện rõ truyền thống nhân đạo, khát vọng hoà bình, mong muốn chấm dứt chiến tranh để xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc biểu hiện sinh động cho ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã viết tiếp trang sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
♦ Giá trị lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
- Thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là:
+ Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, trên không và trên bộ hợp tác quốc tế về biển, đảo;
+ Duy trì môi trường hoà bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước.
- Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn khẳng định tính chính nghĩa, khát vọng hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của dân tộc Việt Nam; đồng thời, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.
♦ Nghệ thuật quân sự trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương từng bước đánh giá đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; nhận thức đúng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chủ động xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ở biên giới Tây Nam; không để đất nước bị động, bất ngờ, kịp thời tổ chức triển khai, xử lí thắng lợi các tình huống.
- Quân và dân ta đã vận dụng sáng tạo các nghệ thuật quân sự, như:
+ Toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự, phản công, tiến công ở các quy mô đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn; giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Kết hợp chặt chẽ lực lượng tại chỗ với các binh đoàn chủ lực và các đơn vị thuộc các quân, binh chủng tham gia chiến đấu.
+ Nghệ thuật liên minh chiến đấu giữa bộ đội Việt Nam với lực lượng cách mạng Campuchia trong phối hợp tác chiến chống kẻ thù chung.
- Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã nắm chắc thời cơ, hạ quyết tâm chiến đấu kịp thời, chính xác; tập trung lực lượng, tạo sức mạnh áp đảo kẻ thù; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, địch vận và ngoại giao để giành thắng lợi trong thời gian ngắn.
♦ Nghệ thuật quân sự trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn, khả năng hành động của đối phương; chủ động chuẩn bị chiến trường; chọn hướng và địa bàn tác chiến nhằm vào hướng tiến công chủ yếu của đối phương.
- Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc vững chắc; phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, toàn diện, cả nước thành một mặt trận hướng ra tiền tuyến; đánh giặc bất cứ nơi nào, ngay từ đầu, tuyến đầu trên lãnh thổ Tổ quốc.
- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ta đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao, binh vận, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt của cộng đồng quốc tế.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự. Thực hiện “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”; kiên quyết ngăn chặn không cho đối phương tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.
♦ Nghệ thuật quân sự trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- Đảng và Nhà nước ta đã chủ động dự báo, nắm chắc tình hình để có đối sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo hợp lí. Trong mọi hoàn cảnh, ta thực hiện kiên quyết, kiên trì về mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển, đảo nhưng vận dụng linh hoạt, sáng tạo về cách thức, phương pháp đấu tranh.
- Kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lí; kiên định giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực với các nước nhưng sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự để tự vệ chính đáng, xử trí thắng lợi các tình huống.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với lực lượng và thế trận an ninh nhân dân trên biển, đảo. Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
Lời giải:
- Chủ động tìm hiểu, học tập nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung; kiến thức phổ thông về quốc phòng và an ninh nói riêng.
- Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam và các quan điểm sai trái, phản động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.
- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ. Đăng kí nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật; sẵn sàng tham gia bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung; công tác quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng trong cộng đồng dân cư, nơi học tập, làm việc.
- Tham gia tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động tri ân người có công với đất nước, đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,... do địa phương, trường học, cơ quan tổ chức.
Vận dụng
Lời giải:
- Hành động khiêu khích, xâm lược Việt Nam của lực lượng Khmer Đỏ
+ Trước ngày 30/4/1977, lực lượng Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, Thổ Chu. Trên đất liền, lực lượng Khmer Đỏ tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự, lấn chiếm đất đai, di dời một số cột mốc biên giới và tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Từ ngày 30/4/1977, lực lượng Khmer Đỏ đẩy mạnh các hoạt động quân sự xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh, giết hại nhiều người dân vô tội.
+ Ngày 23/12/1978, lực lượng Khmer Đỏ huy động lực lượng quân đội lớn và mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
=> Do đó, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, nhằm bảo vệ: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Hà Nội, ngày ………. tháng ………. Năm ………….
Các chú kính mến!
Cháu xin tự giới thiệu, cháu là Nguyễn Hòa Bình, học sinh lớp 12A13 của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội. Hôm nay cháu viết thư này để gửi đến các chú những tình cảm chân thành từ sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu. Cháu kính chúc các chú luôn dồi dào sức khoẻ, tràn đầy nhiệt huyết, vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương! Cháu hi vọng lá thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối giữa các chú và cháu - những con người chưa từng gặp mặt nhưng cùng chung dòng máu Tiên - Rồng.
Cháu đoán rằng khi cầm trên tay lá thư này, các chú sẽ hỏi: “Không biết chủ nhân của nó là một cậu bé như thế nào nhỉ”, và thắc mắc tại sao cháu lại viết thư cho các chú. Các chú biết không, đã từ lâu cháu rất ngưỡng mộ các chú. Hãy cho phép cháu trở thành một người bạn nhỏ của các chú và bộc bạch tâm sự với các chú, được không ạ?
Các chú kính mến! Cháu là một đứa trẻ rất yêu biển. Từ nhỏ cháu đã luôn ao ước có dịp đi tàu, ngắm nhìn đại dương bao la, vô tận, và có những phút giây thư thái, yên tĩnh bên biển, rời xa khỏi chốn thị thành ồn ã trong chốc lát. Lớn lên một chút, cháu hiểu rằng sự an bình ấy không phải tự nhiên mà có. Biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống vì vẻ đẹp của biển quê hương, vì độc lập, chủ quyền dân tộc:
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Mỗi lần đọc những câu thơ trên trong bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, cháu lại thao thức nghĩ về biển đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa thân thương của chúng ta.
Ông cha ta ngàn năm trước đã từng lên rừng, xuống biển để khai phá, xây dựng non nước này. Và biển - đảo là một phần gia tài mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc công sức gìn giữ và truyền lại cho con cháu hôm nay. Để bảo vệ gia tài ấy, nhiều người lính đã ngã xuống giữa biển trời mênh mông. Cháu từng được nghe kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Hải quân của ta đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống lại tàu chiến của nước ngoài khi chúng ngang nhiên, bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo của nước ta. Cháu vô cùng thương tiếc và cảm phục những anh hùng, liệt sỹ ấy. Sự hi sinh thầm lặng và quả cảm của các chiến sĩ giúp cháu nhận ra một điều: Sự sống cá nhân luôn là điều quý giá, nhưng sự tồn vong của đất nước còn quan trọng hơn rất nhiều. Những người lính đảo đã sẵn sàng đánh đổi thanh xuân và sinh mạng để có được đất nước toàn vẹn như ngày hôm nay. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với đất nước, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Những lời thề sông núi ấy cùng những giọt máu hoà vào nước biển mặn mòi sẽ mãi nhắc nhở chúng cháu phải tiếp nối truyền thống, giữ gìn từng tấc đất, từng vùng biển, vùng trời quê hương.
Hiện tại, chúng cháu vẫn rất may mắn được có cuộc sống thanh bình, vui tươi nơi đất liền. Đó là vì có các chú đang tiếp tục canh giữ nơi đảo xa. Ở nơi bốn bề sóng vỗ mênh mang, các chú chắc hẳn gặp nhiều vất vả, thiếu thốn, âu lo lắm đúng không ạ? Ăn một miếng cũng “đắng lòng vì Tổ quốc”, ngủ một, hai canh cũng trằn trọc giữa đêm thâu. Đến cả việc gọi một cuộc điện thoại hỏi thăm gia đình hay nhận một lá thư dạt dào yêu thương nơi đất liền cũng đầy trở ngại. Ở ngoài đảo, các chú sao mà tránh khỏi cảm giác xót xa khi nghĩ về người mẹ già tóc bạc, làm sao mà không chạnh lòng khi nhớ đến vợ con đang ngày ngày ngóng trông. Không những thế, các chú còn phải hàng ngày chống lại rất nhiều thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, đối mặt với sự hiểm nguy tới tính mạng. Thế nhưng chính những cái siết tay thắm tình đồng chí, những tiếng hát đồng đội và lòng yêu Tổ quốc đã xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người lính, phải không các chú? Bao gian khổ thế mà các chú vẫn luôn giữ ý chí kiên cường. Cháu thật sự khâm phục tinh thần thép của các chú. Cháu tin rằng dẫu trải bao gian nan thì các chú cũng không hề nản lòng, mà ngược lại, càng thêm tự hào về công việc mình đang làm. Các chú yêu quý, thay mặt cho những người con đặc biệt, cháu cảm ơn các chú rất nhiều. Cứ mường tượng ra hình ảnh các chú chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu lại trào dâng niềm biết ơn vô hạn, niềm ngưỡng mộ và lòng tin yêu vô bờ bến! Dáng đứng hiên ngang, đầy kiêu hãnh giữa sóng gió đại dương của các chú sẽ mãi ghi tạc trong tâm hồn lớp trẻ chúng cháu như một biểu tượng của sự can trường. Những đứa trẻ như chúng cháu, sinh ra không biết đến khói lửa chiến tranh, không biết bom đạn hay đói khổ là gì, chỉ biết quá khứ dân tộc qua trang sách sử, qua báo đài. Và giờ đây, khi xem những thước phim tài liệu về cuộc sống nơi đảo xa, chứng kiến nghị lực phi thường của các chú, cháu đã hiểu thấu hơn giá trị của sự dâng hiến, hi sinh. Cháu ước mong được một lần ra thăm các chú trên đảo, được trực tiếp nói lời cảm ơn các chú, cùng các chú gấp hạc giấy, thả những vòng hoa xuống dòng nước, tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ tới những người chiến sĩ đã ra đi…
Cháu mong các chú tiếp tục cố gắng chiến đấu và canh giữ biển đảo quê hương ta. Chúng cháu tin tưởng rằng các chú sẽ bảo vệ biển đảo tới cùng, không để cho ai xâm phạm vào hình chữ S thiêng liêng, xâm phạm vào phần đất ruột thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng cháu cũng xin hứa sẽ cùng các chú cống hiến hết mình để dựng xây đất nước giàu đẹp, trường tồn.
Các chú kính mến! Cháu từng đọc được một câu danh ngôn đại ý rằng: Bạn không hề cô độc giữa thế gian nếu luôn được sống trong cõi nhớ của người khác. Các chú hãy vững tâm, kiên định với lí tưởng vì những người ở hậu phương luôn nhớ tới các chú và đồng hành với các chú trong công cuộc bảo vệ đất nước. Từ nơi đất liền, chúng cháu có rất nhiều hoạt động để hướng về biển đảo. Trường THPT Lê Lợi - Hà Nội của chúng cháu hàng năm, vào ngày 22/12 - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đều tổ chức cuộc thi hát Quốc ca. Cuộc thi đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Trong các buổi chào cờ, chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12, được tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng. Đặc biệt, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm nay, trường chúng cháu quyết định gửi 500 lá cờ Tổ quốc và những lá thư ắp đầy tình cảm dành tặng các chú. Trong mỗi sắc cờ đỏ thắm là niềm tin, hi vọng chứa chan; trong mỗi lá thư là hàng ngàn nụ hôn, vòng tay ấm mà chúng cháu muốn gửi qua trùng khơi tới hải đảo xa xôi. Cháu mong rằng các chú sẽ đón nhận tình cảm của chúng cháu và cảm thấy ấm lòng.
Cuối cùng, cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương. Mong các chú thật khỏe mạnh để luôn chắc tay súng bảo vệ, vùng biển Tổ Quốc. Cháu chúc các chú luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cháu cũng kính nhờ các chú gửi lời hỏi thăm tới các bạn học sinh đang sinh sống, học tập trên đảo Trường Sa - những công dân đặc biệt của Tổ quốc Việt Nam.
Cháu mong thư của các chú và các bạn học sinh trên đảo! Hẹn gặp các chú vào một ngày không xa.
Cháu của các chú
Nguyễn Hòa Bình
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 12 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 12 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Global Success
- Giải sgk Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hóa học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 12 cả 3 sách (chương trình mới 2025)
- Giải sgk Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 12 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Kết nối tri thức