Giải GDQP 12 Bài 5 (Kết nối tri thức): Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 12 Bài 5.

1 1,036 26/05/2024


Giải GDQP 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Mở đầu

Mở đầu trang 38 GDQP 12: Em hãy nêu ý nghĩa của các phong trào ở hình 5.1.

Em hãy nêu ý nghĩa của các phong trào ở hình 5.1

Lời giải:

- Ý nghĩa của phong trào “Ba sẵn sàng” và “Ba đảm đang”:

+ Kịp thời chi viện những chu cầu thiết yếu cho tiền tuyến miền Nam; qua đó, đóng góp tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác vận động, huy động sức mạnh của toàn dân trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khám phá

I. Một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

Câu hỏi trang 39 GDQP 12: Nơi sinh sống có những thành phần nào của lực lượng vũ trang địa phương nào? Lấy ví dụ cho các thành phần đó.

Lời giải:

- Địa phương em (Hà Nội) có những thành phần thuộc lực lượng vũ trang là:

+ Bộ đội địa phương

+ Dân quân tự vệ

+ Công an thành phố, huyện, xã.

- Ví dụ: công an thành phố Hà Nội; Công an Quận Cầu Giấy;…

Câu hỏi trang 42 GDQP 12: Em hãy nêu một số truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

Lời giải:

- Một số truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương:

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phục tùng sự lãnh đạo, quản lí của cấp uỷ, chính quyền địa phương

+ Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, càng đánh càng mạnh

+ Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong chiến đấu và lao động

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hi sinh bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân

+ Đoàn kết, tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn

Câu hỏi trang 44 GDQP 12: Em hãy nêu một số nét chính về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương.

Lời giải:

- Nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương:

+ Tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc

+ Quán triệt tư tưởng, chiến lược tiến công, bám trụ kiên cường; tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp, mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi thứ vũ khí với nhiều quy mô

+ Tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ; phát huy sở trường, phối hợp lực lượng

+ Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật, sáng tạo nhiều cách đánh

+ Phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, bảo đảm chiến đấu chặt chẽ với bộ đội chủ lực trên địa bàn

II. Trách nhiệm trong xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương

Câu hỏi trang 45 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu về truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố em sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Lực lượng vũ trang Phú Thọ phát huy truyền thống “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”

- Trước Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng các căn cứ địa cách mạng, giữa năm 1945, Chiến khu Vần Hiền Lương và các căn cứ du kích Vạn Thắng (Cẩm Khê), Phục Cổ (Yên Lập) lần lượt ra đời, cùng nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền. Đây cũng là những lực lượng nòng cốt cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời cũng là các đơn vị tiền thân của LLVT tỉnh Phú Thọ.

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp bách, cần giải quyết ngay sau khi giành chính quyền trên địa bàn tỉnh là thống nhất các LLVT địa phương, xây dựng đơn vị chủ lực của tỉnh, để kịp thời trấn áp kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Liên khu Giải phóng, ngày 26/8/1945, Ban cán sự lãnh đạo khởi nghĩa của tỉnh đã họp, bàn biện pháp thống nhất LLVT. Ngày 30/8/1945, các LLVT tỉnh đã được hợp nhất lại thành Chi đội Giải phóng quân, mang tên “Chi đội giải phóng quân Trần Quốc Toản”, đây là đơn vị chủ lực đầu tiên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

- Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, LLVT tỉnh đã phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực tham gia chiến đấu 614 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt hơn 5.000 tên địch; thu, phá hủy nhiều vũ khí, trang bị quân sự của chúng, góp phần lập nên những chiến công oanh liệt như: Chiến thắng Sông Lô 1 (1947); Sông Lô 2 (1949); Tu Vũ (1951); Cầu 2 - Chân Mộng- Trạm Thản (1952), giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

- Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho Miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Phú Thọ trở thành một trong những hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Quân và dân Phú Thọ vừa lao động sản xuất, vừa tham gia chiến đấu, đã xây dựng được 461 trận địa bắn máy bay, tham gia chiến đấu 728 trận, góp phần bắn rơi 120 máy bay của địch. Hàng vạn thanh niên quê hương Đất Tổ tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần cùng cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

- Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, LLVT tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Đất Tổ anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QSQP), xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng SSCĐ của lực LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh Phú Thọ luôn nêu cao tinh thần chủ động, ý thức tự lực, tự cường, quyết chiến, quyết thắng, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng chiến đấu, giành được những thành tích đáng tự hào, viết nên truyền thống: “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công thời kỳ đổi mới; Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Ba; Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 2 Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Quân và dân Phú Thọ cùng 83 tập thể, 26 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 1.235 Bà Mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ...

Giải GDQP 12 trang 46

Câu hỏi trang 46 GDQP 12: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương?

Lời giải:

- Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và quê hương.

- Đóng góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé để xây dựng những truyền thống quê hương; thường xuyên vun đắp, tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp khác ở nhà trường, địa phương trong quá trình học tập, sinh hoạt và công tác.

- Luôn biết ơn và trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ ông cha, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống... do nhà trường địa phương tổ chức.

- Thường xuyên tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế; kịp thời phản ánh với nhà trường, chính quyền địa phương về những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc về lịch sử, truyền thống của nhà trường và quê hương trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 46 GDQP 12: Em hãy cho biết vì sao lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu? Lấy ví dụ về tập thể, cá nhân kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến tranh giải phóng dân tộc.

Lời giải:

- Lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, vì:

+ Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo là phẩm chất của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. Đặc biệt, lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên hoạt động phân tán nhỏ lẻ, nhiều lúc cài xen với địch, rơi vào tình huống khó khăn phức tạp, biến động khó lường càng đòi hỏi phải kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt.

+ Trong chiến đấu, lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, bất khuất, không sợ hi sinh, gian khổ để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ quê hương, đất nước. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tiến công tiêu diệt địch đến cùng để bảo vệ quê hương; không chịu đầu hàng, khai báo khi bị địch bắt và tra tấn dã man, thậm chí, có người khi bị đưa ra xử bắn vẫn nêu cao khí phách hiên ngang, bất khuất, kiên trung; nhiều người mẹ, người chị không sợ hi sinh, để nuôi giấu cán bộ, làm giao liên, y tá,... ngay giữa làn bom đạn của địch.

+ Lực lượng vũ trang địa phương luôn mưu trí, sáng tạo, linh hoạt cả trong chiến đấu và lao động sản xuất. Nghiên cứu, tìm tòi và nghĩ ra nhiều cách đánh giặc hiệu quả phù hợp với thế mạnh của địa phương. Sáng chế nhiều loại vũ khí thô sơ, tự tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công nhưng lại khiến quân địch khiếp sợ.

- Ví dụ: Mẹ Nguyễn Thị Suốt (Anh hùng ngành Giao thông vận tải) ngày đêm chèo đò đưa bộ đội vượt sông Nhật Lệ (Quảng Bình) trong sự đánh phá ác liệt của máy bay địch những năm 1964 - 1967

Luyện tập 2 trang 46 GDQP 12: Theo em, sự gắn bó máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương thể hiện như thế nào trong chiến đấu?

Lời giải:

- Sự gắn bó đó là mối quan hệ mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân.

+ Nhân dân luôn là nguồn sức mạnh to lớn của lực lượng vũ trang địa phương, giúp cho lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Ngược lại, lực lượng vũ trang địa phương luôn sẵn sàng xả thân chiến đấu. hi sinh để bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân và bảo vệ chính những người thân yêu của mình ở địa phương.

- Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đều là con em của nhân dân ở địa phương, được tổ chức ra để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở địa phương nên được dân yêu, dân mến, dân nuôi dưỡng, che chở.

+ Trong chiến tranh, nhân dân chắt chiu, gom góp cho đầy "hũ gạo kháng chiến", gửi áo ấm, chăn màn cho chiến sĩ, đào hầm nuôi giấu bộ đội....

+ Nhân dân chính là hậu phương vững chắc, là căn cứ địa an toàn nhất cho cán bộ, chiến sĩ cầm súng chiến đấu, đánh đuổi quân thù.

- Ở mọi giai đoạn lịch sử, lực lượng vũ trang địa phương luôn kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết với nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức luôn một lòng, một dạ với nhân dân, tôn trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Luyện tập 3 trang 46 GDQP 12: Hãy nêu những hoạt động thể hiện việc phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, bảo đảm chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực.

Lời giải:

- Trong chiến đấu, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực là sự cần thiết, có tính tất yếu; hai lực lượng này luôn có mối quan hệ tác động qua lại, dựa vào nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để phát huy sức mạnh và khả năng tác chiến của mỗi bên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, giữa lực lượng của địa phương với bộ đội chủ lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch.

+ Lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên cung cấp thông tin về địch, dẫn đường, tiếp tế lương thực, vận chuyển đạn dược, thương binh, bệnh binh,... và bảo đảm mọi mặt cho bộ đội chủ lực chiến đấu.

+ Khi tác chiến thì tiến hành hoạt động nghi binh, đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ, kìm giữ địch, chia cắt, căng kéo địch, buộc địch phải phân tán đối phó, bộc lộ sơ hở; tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng đánh vào chỗ sơ hở, mỏng yếu của địch.

Luyện tập 4 trang 46 GDQP 12: Em hãy cho biết quan điểm của mình trong mỗi tình huống dưới đây

a) Trong cuộc sống thời bình, An cho rằng không cần dành nhiều thời gian để học tập, tìm hiểu về những truyền thống trong chiến đấu mà tập trung vào nghiên cứu xã hội hiện tại để theo kịp sự phát triển trên thế giới.

b) Ở địa phương và nhà trường tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm tri ân những người đã có công với Tổ quốc, Bình luôn tìm lí do để không tham gia vì cho rằng những hoạt động đó chỉ làm mất thời gian, không mang lại ý nghĩa gì cho việc học tập và phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Lời giải:

- Tình huống a. Không đồng tình với suy nghĩ của bạn An. Suy nghĩ của An có thấy bạn thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

- Tình huống b. Không đồng tình với hành động của bạn Bình. Hành động này cho thấy, Bình chưa có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

Vận dụng

Vận dụng trang 46 GDQP 12: Em hãy cùng các bạn thành lập nhóm để sưu tầm những truyền thống vẻ vang hoặc nghệ thuật quân sự độc đáo của lực lượng vũ trang địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ với mọi người.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Lực lượng vũ trang Phú Thọ phát huy truyền thống “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”

- Trước Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng các căn cứ địa cách mạng, giữa năm 1945, Chiến khu Vần Hiền Lương và các căn cứ du kích Vạn Thắng (Cẩm Khê), Phục Cổ (Yên Lập) lần lượt ra đời, cùng nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền. Đây cũng là những lực lượng nòng cốt cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời cũng là các đơn vị tiền thân của LLVT tỉnh Phú Thọ.

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp bách, cần giải quyết ngay sau khi giành chính quyền trên địa bàn tỉnh là thống nhất các LLVT địa phương, xây dựng đơn vị chủ lực của tỉnh, để kịp thời trấn áp kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Liên khu Giải phóng, ngày 26/8/1945, Ban cán sự lãnh đạo khởi nghĩa của tỉnh đã họp, bàn biện pháp thống nhất LLVT. Ngày 30/8/1945, các LLVT tỉnh đã được hợp nhất lại thành Chi đội Giải phóng quân, mang tên “Chi đội giải phóng quân Trần Quốc Toản”, đây là đơn vị chủ lực đầu tiên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

- Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, LLVT tỉnh đã phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực tham gia chiến đấu 614 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt hơn 5.000 tên địch; thu, phá hủy nhiều vũ khí, trang bị quân sự của chúng, góp phần lập nên những chiến công oanh liệt như: Chiến thắng Sông Lô 1 (1947); Sông Lô 2 (1949); Tu Vũ (1951); Cầu 2 - Chân Mộng- Trạm Thản (1952), giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

- Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho Miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Phú Thọ trở thành một trong những hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Quân và dân Phú Thọ vừa lao động sản xuất, vừa tham gia chiến đấu, đã xây dựng được 461 trận địa bắn máy bay, tham gia chiến đấu 728 trận, góp phần bắn rơi 120 máy bay của địch. Hàng vạn thanh niên quê hương Đất Tổ tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần cùng cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

- Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, LLVT tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Đất Tổ anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QSQP), xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng SSCĐ của lực LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh Phú Thọ luôn nêu cao tinh thần chủ động, ý thức tự lực, tự cường, quyết chiến, quyết thắng, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng chiến đấu, giành được những thành tích đáng tự hào, viết nên truyền thống: “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công thời kỳ đổi mới; Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Ba; Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 2 Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Quân và dân Phú Thọ cùng 83 tập thể, 26 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 1.235 Bà Mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ..

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu

Bài 9: Chạy vũ trang

1 1,036 26/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: