Giải GDCD 9 Bài 4 (Cánh diều): Khách quan và công bằng

Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 4: Khách quan và công bằng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 9 Bài 4.

1 937 20/05/2024


Giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng

Mở đầu trang 22 Bài 4 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai? Vì sao?

Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai?

Trả lời:

- Trong hình ảnh trên, dù đáp án của hai bạn Hà và Ninh có sự khác nhau, nhưng cả hai bạn đều nói đúng.

- Vì: Hà và Ninh đưa ra lời nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn khác nhau, nên đáp án của 2 bạn có sự khác biệt.

Giải GDCD 9 trang 23

Khám phá trang 23 GDCD 9: Em hãy xác định việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những việc làm đó.

NGÔ SĨ LIÊN - NGƯỜI VIẾT SỬ NỔI TIỀNG

Ngô Sĩ Liên là người huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà sử học nổi tiếng, làm quan dưới ba triều đại nhà Lê.

Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên gắn với cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, là cuốn sách được biên soạn để khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên.

Trong quá tình biên soạn, một mặt, Ngô Sĩ Liên đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không còn gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý ... ".

Tài viết sử của Ngô Sĩ Liên được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lí thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, khuyến khích răn đe công luận rõ ràng. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của ông thẳng thắn, công tội phân minh, ông bình luận về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu còn có thiếu sót ... ".

(Theo Đỗ Văn (2023), Kể chuyện Danh nhân Việt Nam, NXB Thanh niên, HN, trang 112-114)

Trả lời:

- Việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện trên là:

+ Ngô Sĩ Liên đánh giá cao những nhà sử học tiền bối; nhưng ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử mà các bậc tiền bối biên soạn.

+ Khi ghi chép các sự kiện lịch sử, Ngô Sĩ Liên luôn ghi chép đầy đủ, nghĩa lí thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, khuyến khích răn đe công luận rõ ràng.

+ Khi bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của Ngô Sĩ Liên thẳng thắn, công tội phân minh.

- Ý nghĩa: để lại cho hậu thế những tri thức lịch sử khách quan, trung thực đúng như những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Khám phá trang 23 GDCD 9: Em hãy nêu một số trường hợp thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống và đưa ra nhận xét cho mỗi trường hợp.

NGÔ SĨ LIÊN - NGƯỜI VIẾT SỬ NỔI TIỀNG

Ngô Sĩ Liên là người huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà sử học nổi tiếng, làm quan dưới ba triều đại nhà Lê.

Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên gắn với cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, là cuốn sách được biên soạn để khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên.

Trong quá tình biên soạn, một mặt, Ngô Sĩ Liên đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không còn gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý ... ".

Tài viết sử của Ngô Sĩ Liên được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lí thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, khuyến khích răn đe công luận rõ ràng. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của ông thẳng thắn, công tội phân minh, ông bình luận về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu còn có thiếu sót ... ".

(Theo Đỗ Văn (2023), Kể chuyện Danh nhân Việt Nam, NXB Thanh niên, HN, trang 112-114)

Trả lời:

- Trường hợp thể hiện sự khách quan:

+ Trường hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng căn dặn các nhà báo: trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn".

+ Nhận xét: thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp.

- Trường hợp thể hiện sự thiếu khách quan:

+ Trường hợp. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

+ Nhận xét: Bạn K có thái độ và hành vi thiếu khách quan trong quá trình xây dựng kế hoạch khảo sát về mức độ ô nhiễm môi trường tại địa phương. Nếu thực hiện theo ý tưởng “bịa số liệu” này của K, thì kết quả khảo sát của nhóm sẽ không sát với thực tế, từ đó, nhóm bạn sẽ không đề ra được những giải pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng môi trường sống ở địa phương.

Giải GDCD 9 trang 24

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những biểu hiện đó.

BA CHIẾC BA LÔ

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba chiếc ba lô, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

(Theo Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & phong cách, NXB Trẻ, HCM, trang 103-104)

Trả lời:

- Biểu hiện của sự công bằng trong câu truyện:

+ Trước khi đi công tác, Bác Hồ đã yêu cầu các chú cận vệ: hãy chia đồ đạc ra ba chiếc ba lô để mỗi người mang một ít.

+ Đến trạm dừng chân, sau khi kiểm tra vật dụng trong 3 chiếc ba lô, Bác Hồ không đồng ý khi thấy: chiếc ba lô của Bác nhẹ nhất; đồng thời, Bác yêu cầu hai đồng chí cận vệ phải san đều đồ vật ra ba chiếc ba lô.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tình yêu thương, nhân ái và thái độ tôn trong sự công bằng của Bác Hồ.

+ Góp phần xây dựng và duy trì xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy nêu một ví dụ về công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu thiếu sự công bằng trong trường hợp này thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

BA CHIẾC BA LÔ

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba chiếc ba lô, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

(Theo Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & phong cách, NXB Trẻ, HCM, trang 103-104)

Trả lời:

- Ví dụ tham khảo: Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà thường: hỏi rõ cả hai chị em M về nguyên nhân xảy ra sự việc; sau đó bà phân tích, chỉ ra những lỗi sai, thiếu sót của mỗi chị em M; vì vậy, chị em M đều thấy thoải mái và nghiêm túc thực hiện những quyết định hay lời căn dặn của bà.

- Trong trường hợp này, nếu có sự thiếu công bằng, thì có thể dẫn tới tình trạng: làm tổn thương và rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Giải GDCD 9 trang 25

Khám phá trang 25 GDCD 9: Em hãy nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp hợp trên?

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Trả lời:

- Trường hợp 1.

+ Bạn N có tinh thần tích cực học tập và tôn trọng sự khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, hiện tượng.

+ Bạn K có thái độ và hành vi thiếu khách quan trong quá trình xây dựng kế hoạch khảo sát về mức độ ô nhiễm môi trường tại địa phương. Nếu thực hiện theo ý tưởng “bịa số liệu” này của K, thì kết quả khảo sát của nhóm sẽ không sát với thực tế, từ đó, nhóm bạn sẽ không đề ra được những giải pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng môi trường sống ở địa phương.

- Trường hợp 2.

+ Bà của bạn M đã có thái độ và hành động thiếu sự công bằng, khi bà yêu cầu chị họ phải nhường nhịn M mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, lý do bà đưa ra là: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

+ Thái độ và hành động thiếu công bằng của bà có thể dẫn tới tình trạng: làm tổn thương và rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Khám phá trang 25 GDCD 9: Nếu là N, em sẽ thuyết phục bạn K như thế nào?

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Trả lời:

Nếu là N, em sẽ thuyết phục K rằng: “chúng ta nên trung thực, khách quan trong quá trình làm khảo sát. Nếu như mình tham khảo số liệu trên mạng, thì kết quả khảo sát không đúng với tình hình thực tiễn của địa phương mình.Kết quả khảo sát sai lệch, thì làm sao chúng ta có thể đề ra giải pháp khắc phục phù hợp được. Vậy nên, chúng mình cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt bài khảo sát này nhé”.

Khám phá trang 25 GDCD 9: Dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, em hãy đề xuất một số cách để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ.

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được".

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".

Trả lời:

Để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ, theo em, mỗi khi giữa hai bạn xảy ra mâu thuẫn, bà/ người thân cần phải:

+ Tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn.

+ Phân tích, chỉ ra những lỗi sai, thiếu sót của mỗi người (nếu có).

+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh, công tâm, không thiên vị.

Luyện tập 1 trang 26 GDCD 9: Em hãy chỉ ra và giải thích biểu hiện của khách quan, công bằng; thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp sau:

Trường hợp

Biểu hiện và giải thích

Khách quan

Chưa khách quan

Công bằng

Chưa công bằng

A. Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng.

B. Dù biết có người chăm làm, có người lười làm, nhưng để động viên mọi người làm việc, Giám đốc công ty vẫn quyết định thưởng cho tất cả mọi người như nhau.

C. Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vì không thích họ.

D. Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyến, phỏng vấn trực tiếp ...) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc.

E. Anh K thường viết bài đưa tin về các vụ tai nạn giao thông dựa trên quan sát và suy luận của bản thân.

Trả lời:

(*) HS điền các thông tin sau vào bảng

- Trường hợp A. Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng.

+ Biểu hiện:chưa khách quan

+ Giải thích:bạn M bình chọn cho bộ phim không dựa trên các yếu tố về chất lượng mà chỉ dựa vào danh tiếng của đạo diễn.

- Trường hợp B. Dù biết có người chăm làm, có người lười làm, nhưng để động viên mọi người làm việc, Giám đốc công ty vẫn quyết định thưởng cho tất cả mọi người như nhau.

+ Biểu hiện:chưa công bằng

+ Giải thích:Giám đốc công ty không đánh giá đúng thái độ và hiệu quả làm việc của các nhân viên.

- Trường hợp C. Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vì không thích họ.

+ Biểu hiện: chưa khách quan

+ Giải thích: vì cảm tính, mâu thuẫn cá nhân mà chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.

- Trường hợp D. Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyến, phỏng vấn trực tiếp ...) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc.

+ Biểu hiện: khách quan

+ Giải thích: năng lực của các ứng viên được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, do đó, ông B đã sử dụng nhiều cách thức khi tuyển dụng để tuyển được người phù hợp với công việc.

- Trường hợp E. Anh K thường viết bài đưa tin về các vụ tai nạn giao thông dựa trên quan sát và suy luận của bản thân.

+ Biểu hiện: chưa khách quan

+ Giải thích: anh K viết báo nhưng không dựa trên những gì thực tế đã diễn ra mà lại dựa trên sự quan sát và suy luận của bản thân.

Giải GDCD 9 trang 27

Luyện tập 2 trang 27 GDCD 9: Em hãy dựa vào câu ca dao dưới đây để thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

“Thương nhau củ ấu cũng tròn

Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông".

Trả lời:

- Ý nghĩa của khách quan, công bằng:

+ Khách quan góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh; giúp cá nhân đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác, cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân.

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh, đồng thời giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng,giúp họ tự tin trong cuộc sống.

- Sự thiếu khách quan và công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm; làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ; làm mất niềm tin và tác động đối với những người bị ảnh hưởng.

Luyện tập 3 trang 27 GDCD 9: Em hãy cùng bạn xử lí các tình huống sau:

Tình huống a. Khi đọc thông báo về kết quả thi đua tháng 11, bạn N thấy điểm thành tích của các lớp khối 9 không có sự chênh lệch, nhưng điểm trừ thì lại chênh lệch khá lớn. N phát hiện thấy lớp mình không bị trừ điểm trong khi quá trình tham gia các hoạt động của lớp vẫn có một số sai sót, nếu xét theo tiêu chí thì sẽ bị trừ điểm thi đua. N băn khoăn không biết nên xử lí như thế nào.

Nếu là N, em sẽ làm như thế nào? Giải thích vì sao em làm như thế.

Tình huống b. Hai vợ chồng anh T làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh T có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh T thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh T trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".

Em nhận xét gì về việc làm và câu trả lời của anh T? Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em giải quyết vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

- Tình huống a.

+ Xử lí: Nếu là N, em sẽ: phản ánh lại thông tin mình vừa phát hiện cho lớp trưởng và bí thư biết. Đồng thời, đề nghị lớp trưởng và bí thư báo cáo lại sự việc với Ban Giám hiệu nhà trường, để nhà trường xem xét, đánh giá lại kết quả thi đua giữa các lớp.

+ Giải thích: nếu những sai sót của lớp không được phản ánh lại thì sẽ gây ra sự thiếu khách quan và công bằng với các lớp khác.

- Tình huống b.

+ Nhận xét: việc làm và câu trả lời của anh T cho thấy anh T đã thiếu công bằng khi anh ấy lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ưu ái, thiên vị cho người thân. Sự thiếu công bằng của anh T đã gây ra sự mâu thuẫn, rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong phân xưởng.

+ Xử lí: nếu là người trong phân xưởng, em sẽ: tiếp tục yêu cầu anh T thực hiện việc phân công trực đêm một cách công bằng; nếu anh T không thực hiện, em sẽ phản ánh sự việc tới ban lãnh đạo của phân xưởng.

Giải GDCD 9 trang 28

Luyện tập 4 trang 28 GDCD 9: Em hãy kể những việc làm của bản thân thể hiện tính khách quan hoặc chưa khách quan; công bằng hoặc chưa công bằng theo gợi ý trong bảng sau:

Khách quan, công bằng

Thiếu khách quan, công bằng

Việc làm

Kết quả, ý nghĩa

Việc làm

Cách khắc phục

......... ......... ......... .........
......... ......... ......... .........

Trả lời:

Khách quan, công bằng

Thiếu khách quan, công bằng

Việc làm

Kết quả, ý nghĩa

Việc làm

Cách khắc phục

- Nghiêm túc xếp hàng khi đi mua hàng hóa

- Thể hiện lối ứng xử văn minh, tôn trọng người khác.

- Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất.

- Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá;

- Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị

- Khách quan trong việc bầu chọn ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, bí thư,…)

- Bầu chọn được những bạn học sinh có năng lực phù hợp để đảm nhận các công việc của lớp,…

- Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của bạn T nên em cũng ủng hộ.

- Đưa ra quan điểm riêng (không phụ thuộc vào ý kiến của đa số) khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

Vận dụng 1 trang 28 GDCD 9: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương có thái độ, lời nói, hành động thể hiện khách quan công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Trả lời:

(*) Tham khảo: câu chuyện về Hoàng Thái hậu Từ Dũ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?".

Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốς, 2009, Các vị nữ danh nhân Viêt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

(*) Bài học rút ra: cần rèn luyện thái độ nhịn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, bảo vệ lẽ phải.

Vận dụng 2 trang 28 GDCD 9: Em hãy liệt kê những khó khăn em có thể gặp phải khi phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. Đề xuất cách khắc phục những khó khăn đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Những khó khăn em có thể gặp phải khi phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng:

+ Gây mâu thuẫn, rạn nứt một số mối quan hệ.

+ Một số người muốn lợi dụng hành động “phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng” để: công kích cá nhân; gây rối, làm suy giảm tinh thần đoàn kết nội bộ…

- Đề xuất cách khắc phục:

+ Xây dựng các mối quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh.

+ Luôn giữ thái độ công tâm, không vụ lợi cá nhân khi thực hiện phê phán, đấu tranh với các hành vi không khách quan, công bằng.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

1 937 20/05/2024