Giải GDCD 9 Bài 7 (Cánh diều): Thích ứng với thay đổi
Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 9 Bài 7.
Giải GDCD 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi
(*) Tham khảo:
- Thay đổi trong cuộc sống: vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân, thời tiết không quá lạnh, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Vì vậy, vào khoảng thời gian này, em và người thân trong gia đình thường hay mắc các bệnh như: cảm cúm, ho, đau mắt đỏ, viêm da,…
- Cách ứng xử: chủ động phòng chống dịch bệnh, thông qua một số biện pháp, như:
+ Ăn uống đủ chất.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Giữ nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh môi trường.
+ Tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh.
+ Thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất khi mắc bệnh.
Tình huống 1. Bố mẹ Liên là công nhân. Trước đây, công ty phát triển tốt nên thu nhập của gia đình ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày của cả gia đình và chi phí cho học hành của hai chị em Liên. Nhưng năm nay, công ty của mẹ Liên giảm biên chế nên mẹ Liên phải nghỉ việc ở công ty. Tình huống 2. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây sạt lở đất xuất hiện nhiều ở quê Vân, làm cho cuộc sống của mọi gia đình không được an toàn. Chính quyền huyện đã quyết định di chuyển gia đình Vân cùng một số gia đình khác trong ấp đến nơi ở mới. Ở nơi mới, việc đi lại, học tập và lao động của mỗi người đều bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn. Tình huống 3. Anh K đang học năm thứ hai của một trường đại học thì bố của anh bỗng nhiên lâm bệnh nặng, không lao động được vừa phải chữa chạy tốn kém lại không có người chăm sóc. Anh K cảm thấy rất hoang mang, lo lắng trước thay đổi đột xuất đến với mình và gia đình. |
Trả lời:
- Tình huống 1. Sự thay đổi mà Liên và gia đình phải đối mặt là: thu nhập của gia đình bị sụt giảm do công ty mẹ Liên giảm biên chế, mẹ Liên phải nghỉ làm.
- Tình huống 2. Sự thay đổi mà Vân và gia đình phải đối mặt là: Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và sự thay đổi môi trường sống. Cụ thể:
+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất.
+ Gia đình V nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, nên được chính quyền di chuyển đến nơi tái định cư. Tuy nhiên, đến nơi ở mới, cuộc sống học tập và lao động của các thành viên trong gia đình bước đầu bị xáo trộn.
- Tình huống 3. Những thay đổi mà anh K phải đối mặt là: sức khỏe của người thân suy giảm và nguồn thu nhập của gia đình bị giảm sút, do: bố của anh K bỗng nhiên lâm bệnh nặng, không lao động được; mặt khác chi phí chữa bệnh cho bố anh K cũng khá tốn kém…
Tình huống 1. Bố mẹ Liên là công nhân. Trước đây, công ty phát triển tốt nên thu nhập của gia đình ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày của cả gia đình và chi phí cho học hành của hai chị em Liên. Nhưng năm nay, công ty của mẹ Liên giảm biên chế nên mẹ Liên phải nghỉ việc ở công ty. Tình huống 2. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây sạt lở đất xuất hiện nhiều ở quê Vân, làm cho cuộc sống của mọi gia đình không được an toàn. Chính quyền huyện đã quyết định di chuyển gia đình Vân cùng một số gia đình khác trong ấp đến nơi ở mới. Ở nơi mới, việc đi lại, học tập và lao động của mỗi người đều bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn. Tình huống 3. Anh K đang học năm thứ hai của một trường đại học thì bố của anh bỗng nhiên lâm bệnh nặng, không lao động được vừa phải chữa chạy tốn kém lại không có người chăm sóc. Anh K cảm thấy rất hoang mang, lo lắng trước thay đổi đột xuất đến với mình và gia đình. |
Trả lời:
Những thay đổi nói trên xảy ra ngoài ý muốn, tác động tiêu cực đến cuộc sống con người, gây ra những khó khăn về sức khoẻ (thể chất, tinh thần), về kinh tế, điều kiện sống của từng cá nhân và gia đình.
Khám phá trang 42 GDCD 9: Để thích ứng với sự thay đổi, em cần rèn luyện những kĩ năng nào? Vì sao?
Thông tin - Dự đoán trước những thay đổi có thể xảy ra và dự đoán trước những tác động của những thay đổi đó tới bản thân. - Chủ động tìm hiểu các cách để thích ứng với những thay đổi đã dự đoán. - Chấp nhận sự thay đổi: kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu tiêu cực, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và thách thức, tận dụng cơ hội để thích ứng. - Chủ động giải quyết theo hướng tích cực: phân tích nguyên nhân, lựa chọn cách thức giải quyết phù hợp với bản thân, xác định các việc tự thực hiện hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ. |
Trả lời:
Để thích ứng với sự thay đổi, em cần rèn luyện những kĩ năng sau:
- Chấp nhận thay đổi là tất yếu. Vì: cho dù có chấp nhận hay không thì sự thay đổi cũng diễn ra; chấp nhận là điều kiện tiên quyết để có thể đối diện và thích ứng với thay đổi. Đối với những sự thay đổi quá lớn, có thể cần nhiều thời gian để chấp nhận và đối diện.
- Giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Vì: chỉ khi bình tĩnh, chúng ta mới sáng suốt để giải quyết vấn đề. Khi sự việc, biến cố xảy ra, cần lắng nghe, tìm hiểu để có đầy đủ thông tin trước khi phản ứng; hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh và ở bên cạnh người thân hoặc người mà mình tin tưởng để có thêm sức mạnh khi phải đối diện với sự thay đổi.
- Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Vì: luôn có nhiều cách giải quyết cho một vấn đề; cần suy nghĩ, đề ra nhiều phương án khác nhau và cân nhắc để lựa chọn phương án tích cực, khả thi nhất. Bản thân cần chủ động giải quyết trước khi tìm đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, thầy cô hoặc người có chuyên môn.
Thông tin - Dự đoán trước những thay đổi có thể xảy ra và dự đoán trước những tác động của những thay đổi đó tới bản thân. - Chủ động tìm hiểu các cách để thích ứng với những thay đổi đã dự đoán. - Chấp nhận sự thay đổi: kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu tiêu cực, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và thách thức, tận dụng cơ hội để thích ứng. - Chủ động giải quyết theo hướng tích cực: phân tích nguyên nhân, lựa chọn cách thức giải quyết phù hợp với bản thân, xác định các việc tự thực hiện hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ. |
Trả lời:
Tư vấn cho các nhân vật:
- Tình huống 1. Liên có thể khuyên mẹ:
+ Giữ bình tĩnh, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi một vài ngày để ổn định tinh thần và sức khỏe, không nên quá lo lắng.
+ Sau khi sức khỏe và tinh thần ổn định, mẹ có thể tìm hiểu và nộp hồ sơ ứng tuyển vào các công ty/ ngành nghề khác phù hợp với khả năng. Trong trường hợp chưa tìm được công ty/ ngành nghề phù hợp mang tính ổn định, lâu dài; mẹ vẫn có thể tham gia thực hiện một số công việc thời vụ để có thêm thu nhập, ví dụ như: làm giúp việc theo giờ,…
- Tình huống 2. Lời khuyên cho Vân và gia đình: nên bình tĩnh; chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến nơi ở mới, ví dụ như: địa hình; đường giao thông; các công trình tiện ích phụ trợ (ví dụ: bệnh viện, trường học, khu công nghiệp,…) ở gần đó; văn hóa, lối sống của người dân tại nơi ở mới,…
- Tình huống 3. Lời khuyên dành cho anh K và gia đình:
+ Các thành viên trong gia đình nên ngồi lại, trao đổi với nhau để lên kế hoạch về thời gian chăm sóc bố một cách hợp lí nhất.
+ Về vấn đề thu nhập và chi phí chữa bệnh:
▪ Trước mắt, gia đình có thể dựa vào nguồn tiền/ tài sản tiết kiệm (nếu có); sử dụng dịch vụ khám - chữa bệnh tại các bệnh viên công lập, dùng bảo hiểm y tế để giảm bớt một phần chi phí; hoặc trong trường hợp quá khó khăn, gia đình có thể nhờ tới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức thiện nguyện/ các mạnh thường quân,…
▪ Về lâu dài, các thanh viên trong gia đình cũng cần tìm cách tăng thêm nguồn thu nhập (nhưng cần lưu ý vấn đề: đảm bảo sức khỏe, phù hợp với luật pháp và đạo đức,…)
+ Cả gia đình cũng cần động viên bố giữ tinh thần lạc quan, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
Khám phá trang 42 GDCD 9: Theo em, việc thích ứng với những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào?
Thông tin - Dự đoán trước những thay đổi có thể xảy ra và dự đoán trước những tác động của những thay đổi đó tới bản thân. - Chủ động tìm hiểu các cách để thích ứng với những thay đổi đã dự đoán. - Chấp nhận sự thay đổi: kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu tiêu cực, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và thách thức, tận dụng cơ hội để thích ứng. - Chủ động giải quyết theo hướng tích cực: phân tích nguyên nhân, lựa chọn cách thức giải quyết phù hợp với bản thân, xác định các việc tự thực hiện hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ. |
Trả lời:
Ý nghĩa của việc thích ứng với những thay đổi:
+ Giúp mỗi người vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
+ Sống phù hợp với hoàn cảnh, qua đó tự hoàn thiện và phát triển bản thân trong những điều kiện mới.
Luyện tập 1 trang 43 GDCD 9: Em hãy dự đoán những thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống.
STT |
Lĩnh vực |
Những khả năng có thể xảy ra |
1 |
Do môi trường tự nhiên |
|
2 |
Do gia đình |
|
3 |
Do tác động của khoa học công nghệ |
|
4 |
Yếu tố tâm sinh lí lứa tuổi |
Trả lời:
STT |
Lĩnh vực |
Những khả năng có thể xảy ra |
1 |
Do môi trường tự nhiên |
- Thiên tai (bão lụt, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất,…) - Biến đổi khí hậu |
2 |
Do gia đình |
- Mất mát người thân/ sức khỏe của người thân suy giảm - Hạnh phúc gia đình rạn nứt/ tan vỡ. - Thay đổi chỗ ở - Thay đổi nguồn thu nhập,… |
3 |
Do tác động của khoa học công nghệ |
- Xuất hiện nhiều thành tựu khoa học - công nghệ mới, như: robot; máy móc tự động hóa; trí tuệ nhân tạo,… |
4 |
Yếu tố tâm sinh lí lứa tuổi |
- Thay đổi thể chất và tâm - sinh lí ở tuổi dậy thì. - Sự phức tạp của các mối quan hệ giữa bạn bè,… |
b. Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ N phải đi làm ăn xa, ở nhà chỉ còn hai anh em N và ông bà.
Trả lời:
♦ Tình huống a.
- Thay đổi được đề cập đến trong tình huống này là: thay đổi đến từ gia đình. Cụ thể: khi bố mẹ em phải chuyển đổi công việc (do đất nông nghiệp bị thu hồi), thì nguồn thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút.
- Tư vấn cách ứng phó: em sẽ khuyên bố mẹ, nên:
+ Giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng.
+ Khu công nghiệp mới được thành lập, sẽ có nhiều công ty được mở ra, do đó: bố mẹ có thể tìm hiểu và nộp hồ sơ ứng tuyển vào các công ty/ ngành nghề khác phù hợp với khả năng. Trong trường hợp chưa tìm được công ty/ ngành nghề phù hợp mang tính ổn định, lâu dài; bố mẹ vẫn có thể tham gia thực hiện một số công việc thời vụ để có thêm thu nhập, ví dụ như: khuân vác hàng hóa; nhân viên giao hàng,…
♦ Tình huống b.
- Thay đổi được đề cập đến trong tình huống này là: thay đổi đến từ gia đình. Cụ thể: hoàn cảnh sống của anh em N có sự xáo trộn do bố mẹ N đi làm ăn xa.
- Tư vấn: hai anh em N cần:
+ Bình tĩnh và thấu hiểu nỗi vất vả cũng như sự yêu thương của bố mẹ dành cho mình.
+ Luôn cố gắng học tập, rèn luyện; ngoan ngoãn, nghe lời và chăm chỉ phụ giúp ông bà các công việc nhà.
+ Khi nhớ bố mẹ, hai bạn có thể: viết nhật kí hoặc gọi điện thoại để trò chuyện với bố mẹ,…
B. Khi thay đổi xảy ra, chúng ta cứ duy trì cuộc sống như hiện tại, không nhất thiết phải thích ứng.
C. Hãy coi những sự thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống là cơ hội, động lực để rèn luyện bản thân và trưởng thành.
Trả lời:
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: trong cuộc sống, có rất nhiều thay đổi có thể xảy ra với bản thân và gia đình. Đó có thể là những thay đổi tiêu cực, nhưng cũng có thể là thay đổi mang tính tích cực, ví dụ: nguồn thu nhập của gia đình tăng lên; hoặc sự xuất hiện của các thành tựu khoa học - công nghệ khiến cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn,…
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: Khi thay đổi xảy ra, chúng ta cần trang bị những kĩ năng để thích ứng với sự thay đổi. Thích ứng với thay đổi giúp chúng ta vượt qua được sự thay đổi của hoàn cảnh; sống phù hợp với hoàn cảnh; không ngừng tự hoàn thiện và phát triển bản thân.
- Ý kiến c. Đồng tình, vì: những sự thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống đôi khi cũng là cơ hội, động lực để chúng ta rèn luyện bản thân và trưởng thành.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Những để cách vượt qua sự sợ hãi, bi quan khi đối mặt với những thay đổi bất lợi:
+ Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. Ví dụ: Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ Piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình. Sự cố tai nạn là một biến cố lớn trong cuộc đời anh K khiến ước mơ trở thành nghệ sĩ piano của anh không thể thực hiện. Anh rất đau khổ và khó chấp nhận điều này. Tuy nhiên, sau khi bình tâm suy nghĩ, anh hiểu rằng việc bị hỏng đi đôi bàn tay là sự thật không thể thay đổi được. Dù anh dằn vặt, đau khổ thì điều đó đã xảy ra và đôi tay của anh không thể bình phục được như cũ.
+ Giữ bình tĩnh. Ví dụ: Trong trường hợp anh K, mặc dù rất đau khổ nhưng anh đã cố gắng dành thời gian suy nghĩ để chấp nhận sự thật, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh và tìm hiểu về những người đã vươn lên từ hoàn cảnh bất hạnh để tìm hướng đi mới cho tương lai.
+ Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Ví dụ: Sau khi bình tĩnh suy xét, anh K đã tìm hiểu và xác định được hướng đi của bản thân. Anh vẫn mong muốn thực hiện ước mơ với âm nhạc của mình và thấy rằng nếu không chơi đàn nữa thì có thể theo con đường sáng tác nhạc để trở thành nhạc sĩ. Anh đã tìm cách học tập, rèn luyện và thực hiện ước mơ của mình.
(*) Tham khảo 1: Một số biện pháp giúp học sinh thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập:
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẻ, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lí, tự tin với những thay đổi của bản thân.
+ Chủ động tham gia vào các mối quan hệ; cởi mở với người thân, thầy cô, bạn bè; sẵn sàng chia sẻ và xin hỗ trợ khi gặp khó khăn.
+ Đối xử hoà đồng, thân thiện với tất cả các bạn, không kì thị hay phân biệt đối xử.
+ Tìm hiểu kĩ các môn học, cách học hiệu quả đối với từng môn học từ kinh nghiệm của thầy cô, anh chị và bạn bè.
+ Thực hiện cam kết, tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, tuân thủ pháp luật.
(*) Tham khảo 2: Một số giải pháp giúp phát triển kĩ năng thích nghi
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Trường hợp. Anh B là một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở chân và không thể tham gia thi đấu được nữa. Anh B rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.
- Biện pháp ứng phó với thay đối:
Biện pháp |
Hiệu quả khi áp dụng |
Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. |
Sau khi được bác sĩ kết luận gãy xương chân phải bắt vít sẽ không thể chạy điển kinh được nữa, anh B rất buồn và thất vọng. Bao nhiêu dự định của anh vẫn còn dang dở. Tuy nhiên, anh B tự nhủ rằng: “Có buồn hay thất vọng thì chân mình cũng đã gãy rồi. Mình không có cách nào ngoài việc đối diện với sự thật và vượt qua nó". |
Giữ bình tĩnh |
Khi bị ngã xe, anh B thấy chân trái của mình sưng tấy và đau nhức rất nhiều. Ngay lúc đó, anh cố gắng trấn an bản thân, nhờ người đi đường dìu lên vỉa hè để gọi điện thoại cho người bạn thân. Trong lúc chờ bạn đến đưa đi bệnh viện, anh B tìm cách cố định chân và hít thở sâu để giữ bình tĩnh. |
Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực |
Sau khi xuất viện, anh B tìm hiểu thông tin để chuyển ngành học. Nhận thấy bản thân có khả năng tin học khá tốt, ngành học phù hợp với tình hình sức khoẻ và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường nên anh B đã chuyển sang học công nghệ thông tin. Dần dần, anh B đã yêu thích ngành học này hơn. |
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 9 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 9 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 9 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều