Giải Địa lí 9 trang 185 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí 9 trang 185 trong Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9 trang 185.

1 29 lượt xem


Giải Địa lí 9 trang 185

Câu hỏi trang 185 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục c và hình 15.2, hãy phân tích sự phát triển của một số hoạt động dịch vụ thế mạnh của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dựa vào thông tin mục c và hình 15.2, hãy phân tích sự phát triển của một số hoạt động

Trả lời:

- Giao thông vận tải:

+ Mạng lưới giao thông được đầu tư nâng cấp, đầy đủ loại hình.

+ Các tuyến đường bộ huyết mạch có quốc lộ 1, 19, 24, 25, 26, 27, cao tốc Bắc - Nam; đường sắt Thống Nhất. Các cảng biển quan trọng là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa; 2 cảng hàng không quốc tế là Đà Nẵng, Cam Ranh đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển người, hàng hóa trong nước và quốc tế.

+ Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng nhanh. Dịch vụ hậu cần cầu cảng, logistics đang được đẩy mạnh phát triển.

+ TP Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn vừa là trung tâm dịch vụ, vừa là đầu mối giao thông vận tải, đầu mối xuất nhập khẩu quan trọng.

- Du lịch:

+ Có nhiều thế mạnh để phát triển, các loại hình du lịch phát triển là du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp,… Sản phẩm du lịch ngày càng có chất lượng; cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí,… được đầu tư hiện đại. Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng du lịch thông minh, du lịch bền vững,…

+ Các trung tâm du lịch lớn nhất là Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Quy Nhơn,… hằng năm thu hút hàng chục triệu khách du lịch trong và ngoài nước.

6. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Câu hỏi trang 185 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 6 và kiến thức của bản thân, hãy trình bày khái quát về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trả lời:

- Diện tích khoảng 28 nghìn km2, số dân 6,6 triệu người, gồm 5 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (2021).

- Có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển, bao gồm: kinh tế hàng hải, khai thác dầu thô và khí tự nhiên và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời),…

- Những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao so với các vùng kinh tế trọng điểm khác, năm 2021, đóng góp 5,4% GDP cả nước.

- Định hướng phát triển: tập trung vào khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ chất lượng cao, trong đó Đà Nẵng là cực tăng trưởng, giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; tiếp tục hình thành, phát triển các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế, trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô, khu công nghệ cao; phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 185 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 15.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP (giá hiện hành) của Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2010 và năm 2021.

Dựa vào bảng 15.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP (giá hiện hành)

Trả lời:

Dựa vào bảng 15.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP (giá hiện hành)

Vận dụng trang 185 Địa Lí 9: Sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa tiêu biểu của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Phố cổ Hội An

Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Phố cổ Hội An thuộc phường Minh An với các trục đường chính như các đường Phan Chu Trinh, đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Phú, Đường Lê Lợi, đường Nguyễn Huệ,… trực thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú.

Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Ở Hội An hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại hình lễ hội truyền thống, như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.

Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Bên cạnh ẩm thực truyền thống, một số món ăn, thói quen xuất phát từ Pháp, Nhật và phương Tây vẫn được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú nếp ẩm thực của Hội An, phục vụ nhu cầu đa dạng của những du khách.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Địa lí 9 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 9 trang 179

Giải Địa lí 9 trang 181

Giải Địa lí 9 trang 182

Giải Địa lí 9 trang 183

Giải Địa lí 9 trang 184

Giải Địa lí 9 trang 185

1 29 lượt xem