Giải Địa lí 9 Bài 10 (Kết nối tri thức): Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch

Với giải bài tập Địa lí 9 Bài 10: Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9 Bài 10.

1 697 09/04/2024


Giải Địa lí 9 Bài 10: Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch

1. Nội dung

Phân tích một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch

2. Nguồn tư liệu

- Thông tin từ sách, báo, tạp chí,… về ngành thương mại, du lịch.

- Căn cứ vào các Quyết định của Chính phủ để xác định một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch. Gợi ý:

+ Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

+ Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

+ Quyết định số 493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030.

3. Gợi ý nội dung tìm hiểu

a) Một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại

- Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín

- Phát triển thương mại điện tử

- Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh

- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

b) Một số xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch

- Phát triển du lịch bền vững

- Đa dạng hóa loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch y tế,…)

Trả lời:

Một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại:

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; củng cố, thiết lập trật tự thị trường thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, từng bước phát triển thương mại trong nước ổn định và bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại trong nước cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực thương mại trong nước vào khu vực dịch vụ và GDP của cả nước.

- Phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước; tiếp tục phát triển các doanh nghiệp đầu đàn trong nước; thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực.

- Phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo, hoàn thiện hạ tầng pháp lý; tăng cường đầu tư, phát triển công nghệ, kết nối hạ tầng, đầu tư cho công nghệ thông tin.

- Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại và bền vững, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn, trong từng giai đoạn.

- Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế thương mại trong nước và hội nhập với thương mại quốc tế.

- Đổi mới quản lý Nhà nước đối với thương mại trong nước theo hướng tôn trọng quy tắc vận hành của thị trường.

Một số xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch:

- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

- Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

1 697 09/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: