Giải Địa lí 9 trang 136 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí 9 trang 136 trong Bài 7: Công nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9 trang 136.

1 31 lượt xem


Giải Địa lí 9 trang 136

Mở đầu trang 136 Bài 7 Địa Lí 9: Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh tái cấu trúc các ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp xanh. Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta? Các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta có sự phát triển và phân bố như thế nào? Tại sao nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh?

Trả lời:

- Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: gồm nhân tố tự nhiên (vị trí địa lí, khoáng sản, nguồn nước, sinh vật, khí hậu, địa hình) và nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư và lao động, chính sách, thị trường, khoa học công nghệ, vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật).

- Sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu:

+ Công nghiệp khai khoáng: gồm khai thác than (Quảng Ninh), khai thác dầu thô và khí tự nhiên (thềm lục địa phía Nam), ti-tan (Duyên hải Nam Trung Bộ), sắt (Trung du và miền núi Bắc Bộ).

+ Công nghiệp sản xuất điện: sản lượng tăng nhanh, cơ cấu đa dạng, tăng tỉ trọng điện tái tạo.

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: chiếm tỉ trọng cao, phân bố rộng khắp cả nước, phát triển mạnh ở các đô thị.

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính: sản lượng tăng nhanh, cơ cấu ngành đa dạng.

+ Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục, sản xuất giày, dép: sản lượng sản phẩm tăng nhanh, Tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn.

- Nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh vì: giúp giải quyết một số vấn đề trong phát triển công nghiệp như giảm thiểu chất thải, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm chi phí,…

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp

Câu hỏi trang 136 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục a, hãy phân tích vai trò của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Trả lời:

- Vị trí địa lí: nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, khu vực phát triển năng động trên thế giới, thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp.

- Khoáng sản: cơ cấu đa dạng, một số loại có trữ lượng lớn như than đá, than nâu, khí tự nhiên, dầu mỏ, đá vôi, a-pa-tít, bô-xít,… thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất kim loại.

- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước ngầm dồi dào cung cấp nước cho các ngành công nghiệp. Sông chảy qua địa hình dốc có trữ năng thủy điện lớn, tạo điều kiện phát triển thủy điện. Các mỏ nước khoáng trữ lượng lớn như Quang Hanh, Kim Bôi, Vĩnh Hảo,… tạo thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.

- Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị dược liệu cao; nguồn hải sản dồi dào. Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm.

- Các điều kiện khí hậu, địa hình: khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp đa dạng, năng suất cao, cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Có số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn, gió quanh năm là cơ sở phát triển điện mặt trời, điện gió.

- Hạn chế: phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có quy mô nhỏ, phân bố không tập trung, nhiều loại có nguy cơ cạn kiệt; khí hậu nhiệt đới ẩm làm tăng chi phí làm mát, bảo quản máy móc,…

Xem thêm Lời giải bài tập Địa lí 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 9 trang 136

Giải Địa lí 9 trang 137

Giải Địa lí 9 trang 141

Giải Địa lí 9 trang 142

1 31 lượt xem