Giải Địa lí 12 trang 57 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 57 trong Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 57. 

1 118 01/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 57 Cánh diều

Câu hỏi trang 57 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy:

- Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta.

- Trình bày về sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản của nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 10.2 hãy Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản

Lời giải:

- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta

+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản liên tục tăng, năm 2021 giá trị sản xuất chiếm 23,7% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quần hơn 6%/năm.

+ Khai thác thủy sản: sản lượng khai thác tăng, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ áp dụng công nghệ hiện đại. Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, trong đó các địa phương có sản lượng lớn nhất cả nước là: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,…

+ Nuôi trồng thủy sản: chủ yếu nuôi tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển. Mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái, nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi. Sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh. Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều nhất ở Đồng Tháo, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,…

- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản: nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thủy sản chiếm 55,7%, khai thác thủy sản chiếm 44,3% (2021)

Luyện tập & Vận dụng (trang 57)

Luyện tập 1 trang 57 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 10.1, hãy:

a) Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021.

Dựa vào bảng 10.1 hãy Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa

Lời giải:

a) Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Dựa vào bảng 10.1 hãy Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện tình hình sản xuất lúa

b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021.

- Nhìn chung sản lượng lúa của nước ta đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2021 theo hướng tăng sản lượng.

+ Giai đoạn 2010 – 2015: sản lượng lúa tăng, từ 40 triệu tấn lên 45,1 triệu tấn.

+ Giai đoạn 2015 – 2020: sản lượng lúa giảm, từ 45,1 triệu tấn giảm xuống còn 42,7 triệu tấn.

+ Từ năm 2020 đến 2021: sản lượng lúa đã tăng lên đáng kể, trong 1 năm đã tăng 1,2 triệu tấn, từ 42,7 triệu tấn lên 43,9 triệu tấn.

- Sự thay đổi sản lượng lúa của nước ta cho thấy dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn tăng do năng suất tăng, nhiều giống lúa mới cao sản, áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong canh tác.

Vận dụng 2 trang 57 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một sản phẩm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) hoặc hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương em.

Lời giải:

NA CHI LĂNG QUẢ NGỌT MIỀN BIÊN VIỄN

Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây na với tổng diện tích trên 2200ha. Na Chi Lăng nổi tiếng với chất lượng hình quả to đều, căng mịn, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ngọt thanh, ít hạt. Trong những năm đầu, khi cây na mọc trên núi đá Chi Lăng, từ là giống cây thử nghiệm, nhiều hộ dân trong vùng đã chuyển hẳn từ trồng sắn sang trồng na. Dần dần, với chất lượng khác biệt, và nhờ tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn huyện được xây dựng nâng cấp rộng đẹp, na Chi Lăng đã được tới với thị trường cả nước và đem lại hiệu quả cho bà con. Cây na theo chân đồng bào dân tộc Tày, Nùng lên những đỉnh núi có độ cao gần 800m rồi vào thung lũng. Nơi nào bước chân người dân đến được nơi đó có na. Không phải tự nhiên mà na Chi Lăng lại trở thành sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt. Hầu như na Chi Lăng đều được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót. Có lẽ bởi vậy mà na Chi Lăng ngọt và thơm đặc biệt vì ngoài yếu tố về thổ nhưỡng, ở đó còn đong chứa bao giọt mồ hôi tâm sức của nhiều thế hệ nông dân Chi Lăng đã biến núi đá khô cằn thành đất màu dinh dưỡng. Trước đây, điện sinh hoạt còn khó khăn bà con phải dùng tời kéo tay. Nhưng giờ việc kéo điện lên núi canh tác đã phổ biến, nhờ tời máy mà công việc chăm sóc và thu hoạch na đã giảm đi vất vả. Những trái na thơm mọng theo hệ thống ròng rọc mà xuống núi, lên những chuyến xe đi khắp mọi miền Tổ quốc, gửi gắm vị ngọt thanh, ấm áp tình người xứ Lạng.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 46

Giải Địa lí 12 trang 53

Giải Địa lí 12 trang 56

1 118 01/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: