Giải Địa lí 12 trang 53 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 53 trong Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 53. 

1 88 06/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 53 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 53 Địa Lí 12: Lâm nghiệp và thủy sản là những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua. Nước ta có thế mạnh và hạn chế gì đối với sự phát triển lâm nghiệp và thủy sản? Tình hình phát triển và phân bố của các ngành này ra sao?

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế:

+ Đối với lâm nghiệp: tài nguyên rừng; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; ¾ diện tích đồi núi chủ yếu đồi núi thấp, đồng bằng ven biển; chính sách phát triển lâm nghiệp; lao động nhiều kinh nghiệm; ứng dụng khoa học – công nghệ; sự phát triển của các ngành kinh tế. Hạn chế: thiên tai, biến đổi khí hậu; công tác bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn.

+ Đối với thủy sản: vùng biển nhiệt đới rộng lớn nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều ngư trường; nhiều bãi triều, đầm, phá, rừng ngập mặn, đảo, vịnh, sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, vùng trũng; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; thị trường tiêu thụ rộng lớn, lao động nhiều kinh nghiệm; cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ ngày càng hiện đại; thị trường tiêu thụ mở rộng; chính sách phát triển ngành thủy sản. Hạn chế: ô nhiễm nước mặt, bão, gió mùa Đông Bắc; đội ngũ tàu thuyền và phương tiện đánh bắt hạn chế, cảng cá còn yếu kém, thị trường nhiều biến động.

- Tình hình phát triển và phân bố:

+ Ngành lâm nghiệp: giá trị sản xuất khoảng 63,3 nghìn tỉ đồng, gồm hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

+ Ngành thủy sản: giá trị sản xuất chiếm hơn 23% tổng giá trị ngành nông – lâm – thủy sản, gồm khai thác và nuôi trồng thủy sản.

I. Lâm nghiệp

Câu hỏi trang 53 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên rừng: rừng nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, tỉ lệ che phủ rừng xu hướng tăng, cao hơn mức trung bình thế giới là 31% (2021).

+ Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng. Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn làm cho rừng có sinh khối lớn, nhiều loại cây gỗ quý hiếm (trầm hương, cẩm lai, mun,…). Khí hậu phân hóa tạo nên các hệ sinh thái rừng đa dạng.

+ Địa hình và đất: có ¾ diện tích đồi núi, chủ yếu đồi núi thấp, thuận lợi công tác bảo vệ và trồng rừng. Rừng được trồng ở nhiều dạng địa hình, trên các loại đất khác nhau. Khu vực đồng bằng và ven biển có rừng tràm, rừng ngập mặn.

+ Hạn chế: diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao. Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguy cơ cháy rừng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Chính sách: thực hiện nhiều chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho lâm nghiệp; chính sách đóng cửa rừng; giao đất, giao rừng,… tạo tâm lí ổn định cho người dân, huy động nguồn lực bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích được giao.

+ Người dân nhiều kinh nghiệm trong bảo vệ rừng, sản xuất lâm nghiệp. Trình độ lao động ngày càng nâng cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

+ Khoa học – công nghệ: ứng dụng khoa học – công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản xuất; phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành.

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế: tạo điều kiện cần thiết để duy trì công tác bảo vệ rừng. Du lịch trải nghiệm tại vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới,… góp phần giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho du khách.

+ Hạn chế: công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn do lực lượng quản lí còn ít; máy móc, thiết bị trong hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản chậm cải tiến;… ảnh hưởng hiệu quả của ngành lâm nghiệp.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 58

Giải Địa lí 12 trang 59

1 88 06/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: