Giải Địa lí 12 trang 22 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 22 trong Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 22. 

1 109 01/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 22 Cánh diều

Câu hỏi trang 22 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 3.4, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Dựa vào thông tin và hình 3.4 hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ

Lời giải:

- Địa hình: bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín, nhiều đảo và quần đảo.

- Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và khí hậu có 2 mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu có sự tương phản giữa 2 sườn Đông – Tây của Trường Sơn Nam.

- Sông ngòi: khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ, chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hóa địa hình và chế độ mưa.

-Cảnh quan: rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến là các loài nhiệt đới, xích đạo. Trong rừng xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá theo mùa. Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính đa dạng sinh học lớn nhất cả nước.

- Khoáng sản: một số loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên.

III. Ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên đến phát triển kinh tế xã hội

Câu hỏi trang 22 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Lời giải:

Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước:

- Sự phân hóa của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thế mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế.

- Phân hóa tự nhiên cũng tạo ra sự phân hóa lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng.

- Sự phân hóa của tự nhiên cũng tạo ra sự phân hóa về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.

- Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau (bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, sương muối, sạt lở bờ biển,…) gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.

Luyện tập & Vận dụng (trang 22)

Luyện tập 1 trang 22 Địa Lí 12: Lập bảng so sánh 3 miền địa lí tự nhiên của nước ta.

Lời giải:

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Địa hình

Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam. Phía đông nam là vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng, nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo, kiểu địa hình bờ biển mài mòn – bồi tụ.

Địa hình cao nhất cả nước, nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m. Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ - mài mòn, thềm lục địa thu hẹp, vùng biển có một số đảo.

Bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín, nhiều đảo và quần đảo.

Khí hậu

Nền nhiệt độ thấp hơn so với 2 miền, mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nhiệt độ TB năm và nhiệt độ TB tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ TB năm < 15°C.

Cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và khí hậu có 2 mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu có sự tương phản giữa 2 sườn Đông – Tây của Trường Sơn Nam.

Sông ngòi

Mật độ sông ngòi khá lớn với 2 hướng chính là vòng cung và tây bắc – đông nam, chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa

Sông hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông, chế độ nước sông phản ánh chế độ mưa, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ.

Sông khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ, chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hóa địa hình và chế độ mưa.

Cảnh quan

Rừng nhiệt đới gió mùa, thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Vùng núi cao trên 600m xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

Rừng nhiệt đới gió mùa, ngoài sinh vật nhiệt đới còn có các loài thực vật phương nam. Vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

Rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến là các loài nhiệt đới, xích đạo. Trong rừng xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá theo mùa. Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính đa dạng sinh học lớn nhất cả nước.

Khoáng sản

Nhiều khoáng sản trữ lượng nhỏ, chủ yếu là: than, sắt, thiếc, von-phram, chì, kẽm, vật liệu xây dựng, dầu khí ở thềm lục địa phíađông nam.

Chủ yếu là sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tít, đá vôi,…

Một số loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên.

Vận dụng 2 trang 22 Địa Lí 12: Địa phương em sinh sống thuộc miền tự nhiên nào? Hãy thu thập thông tin và giới thiệu về một hoặc một số đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền đó..

Lời giải:

Địa phương em sinh sống là Hà Nội, thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, một số đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền:

- Vào mùa đông thời tiết lạnh và kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, vùng núi dưới 10°C, là miền có nhiệt độ thấp nhất cả nước do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, thường xuyên có những trận mưa rào.

- Miền có mạng lưới sông ngòi khá lớn, sông ngòi chảy theo 2 hướng chính là vòng cung và tây bắc – đông nam, có một số sông chảy theo hướng vòng cung như sông Gâm, sông Bắc Sơn, sông Đông Triều, Sông Ngân Sơn; các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam như sông Hồng, sông Lô. Sông có chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 19

1 109 01/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: