Giải Địa lí 12 trang 171 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 171 trong Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 171. 

1 46 lượt xem


Giải Địa lí 12 trang 171 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 171 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục V, hãy:

- Phân tích ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh.

- Nêu hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông.

Lời giải:

- Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh:

+ Biển Đông và các đảo, quần đảo của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của biển, đảo. Bởi thế nên cần phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

+ Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế nên phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,…

+ Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vừa là quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển vừa phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển.

- Hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông:

+ Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Chủ động, tích cực tham gia diễn đàn quốc tế và khu vực, phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy kí Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

+ Đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, bảo vệ môi trường biển, qua đó đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền biển, đảo của các quốc gia, xây dựng một khu vực Đông Nam Á ổn định, hòa bình.

Luyện tập trang 171 Địa Lí 12: Lập bảng về tiềm năng khai thác biển, đảo ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi bài:

Lập bảng về tiềm năng khai thác biển, đảo ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi bài

Lời giải:

Hoạt động

Tiềm năng

Khai thác sinh vật

- Vùng biển có khoảng 2000 loài cá, trên 110 loài giá trị kinh tế cao; nhiều loài động vật giáp xác, thân mềm, nhiều loại giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, mực,… Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, vùng ven bờ có nhiều loại rong biển.

- Trên các đảo và khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia, nhiều khu dự trữ sinh quyển. Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển.

Khai thác khoáng sản

- Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên tương đối lớn, tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi.

- Dọc ven biển, vùng sườn bờ và đáy biển điều tra được hơn 30 loại khoáng sản. Ti-tan, cát thủy tinh, muối biển sản trữ lượng tương đối lớn. Băng cháy ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực bể trầm tích Phú Khánh,…

- Năng lượng gió biển đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Khai thác du lịch biển

- Đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam

- Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo phong cảnh đẹp. Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới.

- Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,…

Giao thông vận tải biển

Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất, nhập khẩu hàng hóa,…

Vận dụng trang 171 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lời giải:

Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định vị trí, tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đồng thời xác định nhiệm vụ đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, có sự phát triển bền vững, thịnh vượng, bảo đảm an ninh, an toàn nền kinh tế biển; trong đó, xác định đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển có đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 10%; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước; các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát khai thác tài nguyên biển gắn với bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển,...

Kết quả đạt được:

- Sau khoảng 4 năm thực hiện chiến lược, hệ thống nuôi trồng và khai thác hải sản, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển.

- Phát triển kinh tế biển dựa trên những chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo tiêu chuẩn quốc tế được coi trọng.

- Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế trong phát triển.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển

Một số khó khăn, hạn chế:

- Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa bắt kịp, đón đầu những yêu cầu trong bối cảnh mới.

- Nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác quản lý nhà nước ở vùng biển gặp nhiều khó khăn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển:

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong toàn xã hội về phát triển kinh tế biển bền vững.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các bộ, ngành có liên quan chủ trì, phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra, đánh giá tổng thể và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về xây dựng kinh tế biển, đảo.

- Bảo đảm nguồn lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, xác định lại các chiến lược sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các nguồn vốn khác trong nước và quốc tế.

- Tăng cường vai trò điều phối trong tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36-NQ/TW trên quy mô toàn quốc.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 165

Giải Địa lí 12 trang 170

1 46 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: