Giải Địa lí 12 trang 166 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 166 trong Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 166. 

1 94 12/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 166 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 166 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 36, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng đóng góp GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong GDP cả nước, năm 2021. Rút ra nhận xét.

Dựa vào bảng 36, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng đóng góp GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong GDP cả nước

Lời giải:

- Xử lí số liệu:

Bảng: Cơ cấu đóng góp GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong GDP cả nước, năm 2021 (Đơn vị:%).

Chỉ số

Cả nước

4 vùng kinh tế trọng điểm

Các vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ

Miền Trung

Phía Nam

Đồng bằng sông Cửu Long

GRDP theo giá hiện hành

100

69,6

26,6

5,4

33,5

4,1

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 36, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng đóng góp GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong GDP cả nước

- Nhận xét: Nhìn chung, tỉ trọng đóng góp GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong GDP cả nước, năm 2021 ngày càng cao, chiếm đến 69,6% GDP cả nước. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, cụ thể:

+ Chiếm tỉ trọng đóng góp GRDP trong GDP cả nước cao nhất là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 33,5%.

+ Đứng vị trí thứ 2 là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tỉ trọng đóng góp GRDP trong GDP cả nước đạt 26,6%.

+ Hai vùng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều chiếm tỉ trọng đóng góp GRDP trong GDP cả nước ở mức thấp, lần lượt là 5,4% và 4,1%.

Vận dụng (trang 166)

Vận dụng trang 166 Địa Lí 12: Tìm hiểu về quy hoạch các vùng động lực quốc gia của nước ta giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và thu thập thông tin về một trong các vùng động lực ấy.

Lời giải:

Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Liên quan định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia, hành lang kinh tế, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, quy hoạch lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia. Đó là: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) và vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Vùng động lực phía Bắc (Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, dọc theo các hành lang quốc lộ 5 và quốc lộ 18, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Bắc và kết nối quốc tế.

Xây dựng vùng động lực phía Bắc trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia; đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, chính quyền số; phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; trung tâm kinh tế biển với các ngành vận tải biển, du lịch biển đảo, kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 157

1 94 12/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: