Giải Địa lí 12 trang 164 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 164 trong Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 164. 

1 29 lượt xem


Giải Địa lí 12 trang 164 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 164 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 4 và hình 32.4, hãy trình bày quá trình hình thành, các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dựa vào thông tin mục 4 và hình 32.4, hãy trình bày quá trình hình thành, các nguồn lực

Lời giải:

- Quá trình hình thành: được thành lập muộn nhất vào năm 2009, bao gồm TP Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Năm 2021, diện tích vùng là hơn 16 nghìn km2, số dân là 6,1 triệu người.

- Các nguồn lực:

+ Có vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với quốc phòng an ninh đất nước.

+ Vùng thuộc hạ lưu sông Mê Công, thuận lợi cho phát triển lương thực, thực phẩm. Tài nguyên khoáng sản có dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa; đá vôi ở Hà Tiên, Kiên Lương,… Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo, thuận lợi phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch.

+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tạo thế mạnh phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển và hoàn thiện, các cảng hàng không (Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc), cảng biển (Kiên Giang, Cà Mau) tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, thúc đẩy thương mại và du lịch.

- Thực trạng phát triển:

+ Kinh tế của vùng chưa thực sự phát triển. Tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước còn khiêm tốn. Trong cơ cấu kinh tế của vùng, tỉ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tuy giảm song còn khá cao. Năm 2021, vùng thu hút 0,5% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1,7% tổng số vốn đăng kí và đóng góp 1,2% giá trị xuất khẩu cả nước.

+ Sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện; du lịch,… là các ngành kinh tế nổi bật trong vùng.

- Định hướng phát triển: tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; trở thành vùng nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ về nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp; phát triển kinh tế biển.

Luyện tập trang 164 Địa Lí 12: Lựa chọn từ các bảng 32.1, 32.2, 32.3, 32.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP năm 2010 và năm 2021 của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm. Nhận xét và giải thích cơ cấu GRDP của vùng kinh tế trọng điểm đó.

Lựa chọn từ các bảng 32.1, 32.2, 32.3, 32.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP năm 2010 và năm 2021

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Lựa chọn từ các bảng 32.1, 32.2, 32.3, 32.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP năm 2010 và năm 2021

- Nhận xét và giải thích: Nhìn chung vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có cơ cấu GRDP giai đoạn 2010 - 2021 chuyển dịch theo hướng hiện đại, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp, cụ thể:

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cao nhất trong cơ cấu GRDP, xu hướng giảm nhẹ từ 44,7% năm 2010 xuống 42,6% năm 2021. Do vùng tập trung sản xuất công nghiệp, là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất trong cả 4 vùng kinh tế trọng điểm

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ đứng thứ 2 trong cơ cấu GRDP của vùng, xu hướng tăng, tăng từ 38,2% năm 2010 lên 40,8% năm 2021. Ngành dịch vụ được đẩy mạnh phát triển thể hiện ở đóng góp nhiều nhất vào trị giá xuất khẩu của cả nước với 37,1%.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất và xu hướng giảm, từ 6,9% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 6,4% năm 2021.

Vận dụng trang 164 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm đối với nước ta.

Lời giải:

- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của cả nước, nơi tập trung các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ của quốc gia. Ðây là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của vùng KTTĐ Bắc bộ, từ đó lan tỏa và lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển và liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như của cả nước.

- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên. Vùng KTTĐ miền Trung được xem là vùng có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang giao lưu kinh tế, thương mại quan trọng, nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Cam-pu-chia và Lào với đường hàng hải quốc tế qua Biển Ðông và Thái Bình Dương. Sự phát triển kinh tế của vùng này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn lực tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng của các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vùng có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng KTTĐ phía Nam cùng với các vùng KTTĐ cả nước đã phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương lân cận trong vùng.

- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 155

1 29 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: