Giải Địa lí 12 trang 157 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 157 trong Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 157. 

1 106 05/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 157 Cánh diều

Câu hỏi trang 157 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dựa vào thông tin và hình 27 hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng trang 157 Địa Lí 12

Lời giải:

- Nguồn lực:

+ Diện tích tự nhiên khoảng 16,6 nghìn km2, dân số gần 6,1 triệu người, mật độ dân số là 365 người/km2.

+ Vị trí địa lí chính trị, an ninh quốc phòng và giao thương thuận lợi với các địa bàn lân cận, với Lào và Cam-pu-chia và Thái Lan. Tài nguyên biển phong phú, đường bờ biển khá dài, vùng biển rộng với nhiều đảo (đảo Phú Quốc lớn nhất).

+ Quỹ đất nông nghiệp lớn, nguồn nước ngọt dồi dào và sự đa dạng, đặc trưng của hệ thực, động vật trong các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn thiên nhiên. Có dầu khí, đá vôi,…

+ Nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, chủ yếu là đường bộ, đường thủy và đường hàng không; có cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc), cảng hàng không nội địa (Rạch Giá, Cà Mau); cảng biển đầu mối Cần Thơ,… Có các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ tập trung ở cực tăng trưởng của vùng – Cần Thơ.

- Thực trạng:

+ Chưa thật sự phát triển do xuất phát điểm thấp, thành lập muộn.

+ Năm 2021 chỉ đóng góp 4,1% GRDP cả nước; tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khá cao; là trung tâm hàng đầu cả nước về diện tích lúa và sản lượng lúa; khai thác và chế biến thủy sản. Lúa gạo và thủy sản là 2 mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của vùng.

- Định hướng: tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả cao; phát triển công nghệ về giống; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và thủy sản,…

Luyện tập 1 trang 157 Địa Lí 12: Lựa chọn một trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào số liệu trong bài, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GRDP năm 2021. Nhận xét và giải thích.

Lời giải:

Lựa chọn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Vẽ biểu đồ:

Lựa chọn một trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào số liệu trong bài hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GRDP

Lựa chọn một trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào số liệu trong bài hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GRDP

Nhận xét và giải thích: Nhìn chung vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có cơ cấu GRDP năm 2021 hiện đại với tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ cao, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thấp, cụ thể:

+ Cao nhất là tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 42,6%.

+ Đứng thứ 2 là ngành dịch vụ, chiếm tỉ trọng 40,8%.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp chỉ 6,4%.

Cơ cấu GRDP như trên của vùng là do vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời vùng còn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Vận dụng 2 trang 157 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm hoặc một hoạt động kinh tế nổi bật của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.

Lời giải:

Ngành công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 2695 km2. Bình Dương đã và đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, tỉnh có những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương ngày 03/12/2021, công nghiệp vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phầm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng là 67,91% - 21,31% - 3,1% - 7,67%. Ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần các ngành thâm dụng lao động, lắp ráp, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ. Tính chung đến nay, toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp (trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động), diện tích 10.963 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 88,13% và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 790 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 67,4%. Các KCN của Bình Dương đang hoạt động đều có hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã góp phần đưa Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 15/11/2021) đã thu hút 2,069 tỷ USD (vượt 14,9% kế hoạch năm), gồm 64 dự án đầu tư mới (592 triệu USD).

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 149

1 106 05/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: