Giải Địa lí 12 trang 153 Kết nối tri thức
Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 153 trong Bài 30: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 153.
Giải Địa lí 12 trang 153 Kết nối tri thức
Lời giải:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, các cù lao sông; các hệ sinh thái rừng như rừng ngập mặn (U Minh Thượng, U Minh Hạ - Cà Mau), rừng tràm (Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp),… tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn khách du lịch.
+ Vùng biển có hệ thống các đảo như Phú Quốc, Nam Du, Hòn Tre,… với nhiều bãi tắm, cảnh quan đặc sắc là những điểm đến thu hút khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch văn hóa:
+ Các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, nghệ thuật,… trong vùng rất phong phú. Nổi tiếng là nhà tù Phú Quốc, di chỉ khảo cổ Óc Eo – Gò Thành, di tích Đồng Khởi, chùa Dơi, các di tích ở Núi Sam,…
+ Nền văn hóa vùng châu thổ với các miệt vườn cây trái trù phú, người dân thích ứng với cuộc sống miền sông nước, hình thành nên các chợ nổi (Cái Răng, Phụng Hiệp) hấp dẫn khách du lịch. Nghệ thuật dân gian có đờn ca tài tử, hò,… các nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, lễ hội đặc sắc (Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Ok Om Bok) làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch của vùng.
Lời giải:
- Khách du lịch và doanh thu du lịch lữ hành có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2015 – 2019, năm 2020, 2021 giảm do ảnh hưởng COVID-19. Sau khi dịch được kiểm soát, lượng khách đang dần phục hồi trở lại.
- Loại hình du lịch đặc trưng là: du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo và du lịch văn hóa lễ hội.
- Các địa bàn trọng điểm du lịch của vùng gồm Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Phú Quốc là đô thi du lịch và là điểm đến hấp dẫn nhất vùng.
Lời giải:
Nhìn chung ngành sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bậc nhất cả nước với diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước và chiếm hơn 50%.
- Diện tích lúa lớn nhất cả nước với 3,9 triệu ha năm 2021 chiếm 53,9% diện tích cả nước.
- Sản lượng lúa cao nhất cả nước với 24,3 triệu tấn năm 2021, chiếm 55,5% sản lượng cả nước.
- Ngành sản sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và cả nước. Cung cấp gạo cho xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng. Góp phần khai thác thế mạnh về tài nguyên đất, nước, khí hậu; giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đáng lể, cải thiện đời sống nhân dân.
Vận dụng trang 153 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về tiềm năng phát triển một loại hình du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
Tiềm năng phát triển du lịch sông nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
- Vùng ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 40.000 km2, bằng 5,6% diện tích của lưu vực, với mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, được mệnh danh là “thế giới sông nước” (Water World). Từ lâu loại hình du lịch bằng tàu, ghe len lỏi vào sâu trong các kênh rạch, trải nghiệm cuộc sống mộc mạc, thơ mộng của người dân vùng sông nước cũng rất hấp dẫn du khách khi đến với ĐBSCL với nhiều loại hình du lịch.
- Khu vực ĐBSCL có gần 28.000km đường thủy với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt kết hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, nhất là cảnh quan sông nước.
- Các bền tàu du lịch ở các sông, nhà hàng ăn uống được đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện để phục vụ khách cập bến, tách biệt với các bến tàu thương mại.
- Dọc các con sông có các địa điểm tham quan, các di tích văn hóa – lịch sử, các vùng đặc sản và ẩm thực phong phú, chợ nổi truyền thống với nét văn hóa đặc trưng cuộc sống người dân miền sông nước.
- ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hòa, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng thích hợp để phát triển du lịch trong đó có du lịch sông nước.
- Các chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các loại hình du lịch ven sông và trên sông, như: Đầu tư điểm dừng ven sông, phương tiện vận chuyển du khách, cầu cảng neo đậu tàu du lịch….
- Thu hút được các nguồn vốn đầu tư và các dự án phát triển du lịch sông nước.
- Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm, như: Cái Răng (thành phố Cần Thơ), Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng)… hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy (tỉnh Bến Tre), cồn Tiên (tỉnh Đồng Tháp), cồn Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang)… cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước vùng ĐBSCL.
Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 145 Địa Lí 12: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển...
Câu hỏi trang 145 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I và hình 30.1, hãy:...
Câu hỏi trang 147 Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục 1, hãy chứng minh các thế mạnh và hạn chế...
Câu hỏi trang 148 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy:...
Câu hỏi trang 152 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 30.2, hãy trình bày:...
Câu hỏi trang 153 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày tình hình...
Luyện tập trang 153 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 30.1, hãy nhận xét tình hình và vai trò của ngành sản xuất...
Vận dụng trang 153 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về tiềm năng phát triển một loại hình du lịch...
Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 31: Thực hành: Viết báo cáo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bài 34: Thực hành: Viết báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 12 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 12 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Global Success
- Giải sgk Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hóa học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 12 cả 3 sách (chương trình mới 2025)
- Giải sgk Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 12 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Kết nối tri thức