Giải Địa lí 12 trang 129 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 129 trong Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 129. 

1 99 05/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 129 Cánh diều

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở vùng Tây Nguyên.

Dựa vào thông tin bài học và hình 23.2 hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch

Lời giải:

- Phát triển khá nhanh với đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch, nổi bật là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo của các dân tộc.

- Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa (chiếm hơn 90% tổng lượt khách đến vùng). Doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 3% cả nước năm 2021.

- Các điểm du lịch nổi tiếng là: Đà Lạt, Vườn quốc gia Yok Đôn, Buôn Đôn, Măng Đen, I-a-ly. Hai trung tâm du lịch của vùng là thành phố Đà Lạt và thành phố Buôn Ma Thuột.

IV. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở vùng Tây Nguyên. Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Tạo sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế chiến lược của Tây Nguyên. Ví dụ: việc phát triển khai thác khoáng sản bô-xit giúp vùng có hướng phát triển công nghiệp mới, nâng cao tiềm lực kinh tế và rút ngắn khoảng cách với các vùng khác, nâng cao vị thế chiến lược.

- Cơ sở, nền tảng để củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng. Ví dụ: Tây Nguyên giáp với Lào và Cam-pu-chia, việc phát triển kinh tế giúp ổn định kinh tế và đời sống nhân dân, người dân chính là nền tảng để củng cố và phát triển an ninh quốc phòng.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc vùng, ổn định sinh kế và nâng cao trình độ, duy trì khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh trật từ, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền quốc gia và lãnh thổ. Ví dụ: việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa ở các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên góp phần khai thác các giá trị văn hóa, ổn định đời sống cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Luyện tập & Vận dụng (trang 129)

Luyện tập 1 trang 129 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 23.1, hãy vẽ biểu đồ cột nhóm thể hiện diện tích một số cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên năm 2010 và năm 2021. Rút ra nhận xét.

Dựa vào bảng 23.1 hãy vẽ biểu đồ cột nhóm thể hiện diện tích một số cây công nghiệp

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 23.1 hãy vẽ biểu đồ cột nhóm thể hiện diện tích một số cây công nghiệp

- Nhận xét: Nhìn chung, từ năm 2010 đến năm 2021, diện tích các cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên đều tăng diện tích, chỉ riêng cây chè giảm diện tích. Diện tích tăng của các cây có sự khác nhau song cây cà phê vẫn là cây có diện tích lớn nhất, tiếp đó là cay cao su, điều, hồ tiêu và thấp nhất là cây chè, cụ thể:

+ Cây cà phê có diện tích lớn nhất, tăng từ 526,7 nghìn ha (2010) lên 657,4 nghìn ha (2021), tăng 130,7 nghìn ha.

+ Cây cao su có diện tích đứng thứ 2, tăng từ 214,8 nghìn ha (2010) lên 232,2 nghìn ha (2021), tăng 17,7 nghìn ha.

+ Cây điều có diện tích đứng thứ 3, tăng từ 88,1 nghìn ha (2010) lên 90,3 nghìn ha (2021), tăng 2,2 nghìn ha.

+ Cây hồ tiêu có diện tích tăng nhanh nhất từ 22,6 nghìn ha (2010) đã tăng lên đến 85,3 nghìn ha (2021), tăng 62,7 nghìn ha.

+ Cây chè giảm diện tích, giảm từ 25 nghìn ha (2010) xuống chỉ còn 11,6 nghìn ha (2021), giảm 13,4 nghìn ha.

Vận dụng 2 trang 129 Địa Lí 12: Thu thập tài liệu, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên theo gợi ý dưới đây:

- Vai trò và tác động (giải quyết việc làm, thu nhập,…).

- Tình hình phát triển (diện tích, sản lượng, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, thị trường tiêu thụ,…).

- Đặc điểm phân bố.

Lời giải:

Cà phê là cây trồng chủ lực, giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Tây Nguyên. Khu vực Tây Nguyên có hơn 650 nghìn ha (2021) diện tích trồng cây cà phê, chiếm 1/3 diện tích cà phê của cả nước, sản lượng năm 2021 đạt hơn 1700 nghìn tấn. Cây cà phê gắn bó với nông dân ở đây nhiều năm qua, tạo công ăn việc làm và ổn định nguồn thu nhập từ đó đã giúp biết bao hộ dân thoát nghèo, làm bộ mặt nông thôn Tây Nguyên khởi sắc. Hiện nay, việc trồng cây cà phê ở vùng đã được đầu tư thâm canh, áp dụng cải tiến kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến và bảo quản, giá trị cà phê mang lại càng lớn, góp phần rất lớn đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Cà phê của vùng được xuất khẩu đi các nước EU, Sin-ga-po, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,… Cà phê ở Tây Nguyên được trồng nhiều ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Riêng vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 173.660 ha cà phê cho thu hoạch. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 162.129 ha; năng suất bình quân 32 tạ/ha; sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 122

Giải Địa lí 12 trang 127

Giải Địa lí 12 trang 128

1 99 05/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: