Giải Địa lí 12 trang 124 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 124 trong Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 124. 

1 24 lượt xem


Giải Địa lí 12 trang 124 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 124 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục IV, hãy trình bày hướng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

- Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển, nhất là các ngành: du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió ven bờ và năng lượng gió ngoài khơi; các ngành kinh tế biển mới,…

- Mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại khu kinh tế Dung Quất; hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện gió và điện ngoài khơi.

- Phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển, các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, các đường quốc lộ kết nối với Tây Nguyên.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các khu kinh tế ven biển.

- Phát trển các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp với quốc phòng an ninh. Phát triển trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước với các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các trung tâm logistics gắn với các cảng biển,…

Luyện tập trang 124 Địa Lí 12: Hệ thống hóa và trình bày thế mạnh phát triển một trong các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

Thế mạnh phát triển ngành giao thông vận tải biển:

- Vị trí giáp Biển Đông, có vùng biển rộng lớn, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và một số quốc gia Đông Nam Á, thuận lợi phát triển giao thông vận tải trong khu vực và quốc tế.

- Đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu, kín gió như vịnh Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong, Cam Ranh,…thích hợp xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng đồng bộ và hoàn thiện.

- Có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có giao thông vận tải biển.

Vận dụng trang 124 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin về một ngành kinh tế biển của một tỉnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

Nghề sản xuất muối ở Ninh Thuận

Tỉnh Ninh Thuận có 2.400ha muối công nghiệp và 630ha muối sản xuất trên nền đất của ruộng. Hằng năm, Ninh Thuận cung cấp cho thị trường với sản lượng chiếm 50% tổng lượng muối cả nước. Hiện nay, giá muối từ 2-2,7 triệu đồng/tấn, cao gấp đôi so với những năm trước, nên diêm dân rất phấn khởi. Gần đây, để nâng cao chất lượng hạt muối và có lợi nhuận cao hơn so với cách làm muối truyền thống trên nền đất của ruộng, nhiều diêm dân đã chủ động chuyển dần diện tích sản xuất muối trên nền đất ruộng sang hình thức đầu tư kinh phí để mua và trải bạt ni-lông lên trên nền đất ruộng để sản xuất. Nhờ đó, chất lượng hạt muối cao hơn (hạt muối kết tinh giảm tạp chất nhiều hơn so với hạt muối kết tinh trên nền đất ruộng), nên vừa đạt năng suất cao và giá bán cũng cao hơn. Với lịch sử hơn 100 năm làm muối (từ thời Pháp thuộc), đến nay; với vị trí địa lý đặc thù khô hạn, lượng mưa thấp, nắng và gió nhiều, nền nhiệt độ ở mức 26-27 độ C, độ ẩm không khí từ 75-77% và có vùng biển rộng lớn, Ninh Thuận là một trong những tỉnh có tiềm năng, lợi thế để sản xuất muối và luôn được đánh giá chất lượng tốt nhất cả nước nhờ hương vị đậm đà, thanh thanh đặc trưng của vùng nắng gió.

1 24 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: