Giải Địa lí 12 trang 121 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 121 trong Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 121. 

1 127 05/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 121 Cánh diều

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày hướng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và bền vững.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt với nước láng giềng Lào và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

- Đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa biển đảo; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội vùng biển đảo gắn bó, thân thiện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển, đảo.

- Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và biển, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

V. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với an ninh quốc phòng

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Lấy ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Ví dụ: hoạt động giao thông vận tải biển góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ví dụ: các ngư trường truyền thống ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ bao đời nay là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Là nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Ví dụ: hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đồng thời cũng là hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của vùng cũng như của Việt Nam.

Luyện tập & Vận dụng (trang 121)

Luyện tập 1 trang 121 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 22, hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển trong tổng sản lượng hải sản khai thác ở Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021. Nhận xét.

Dựa vào bảng 22 hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 22 hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển

- Nhận xét: Nhìn chung tổng sản lượng hải sản khai thác ở Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2010 – 2021 tăng liên tục, trong đó sản lượng cá biển khai thác luôn chiếm sản lượng nhiều nhất và cũng tăng liên tục trong giai đoạn này, cụ thể:

+ Tổng sản lượng hải sản khai thác tăng từ 707,1 nghìn tấn năm 2010 lên 1167,9 nghìn tấn năm 2021.

+ Sản lượng cá biển tăng từ 516,9 nghìn tấn năm 2010 lên 966 nghìn thấn năm 2021.

Vận dụng 2 trang 121 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một điểm du lịch hoặc một cảng biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

Cảng quốc tế Nam Vân Phong là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng nằm ở phía Nam khu kinh tế Vân Phong, đây là vùng trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng Quốc tế Nam Vân Phong nằm liền kề với Khu Công nghiệp Ninh Thủy và các tuyến đường vận tải hàng hóa bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27; cách sân bay Cam Ranh 75km, sân bay Tuy Hòa 85km, Buôn Ma Thuột 145km… đã tạo nên lợi thế thuận tiện cho lưu thông hàng hóa. Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu bến Nam Vân Phong có chức năng: Phục vụ trực tiếp Khu Kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/khí, hàng rời; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, đón cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đẩy mạnh vai trò trung tâm logistics, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 115

1 127 05/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: