Giải Địa lí 11 trang 122 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 122 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 trang 122

1 133 04/08/2023


Giải Địa lí 11 trang 122 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 122 Địa Lí 11: Là đất nước nghèo về tài nguyên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng nhờ những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp trong từng giai đoạn. Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế mạnh mẽ, trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Vậy, kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Các ngành kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn nào và các vùng kinh tế có những đặc điểm gì nổi bật?

Lời giải:

- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.

+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.

+ Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.

- Các ngành kinh tế ở Nhật Bản:

+ Ngành công nghiệp Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản có cơ cấu công nghiệp đa dạng.

+Ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản.

+ Ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động.

I. Tình hình phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 122 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài hãy cho biết:

- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000 - 2020.

Nhận xét về quy mô tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản

Lời giải:

Nhận xét

Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD đứng thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc).

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:

+ Từ năm 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).

+ Từ năm 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).

- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:

+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

Câu hỏi trang 122 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài hãy cho biết:

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Lời giải:

Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.

- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.

Câu hỏi trang 122 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài hãy cho biết:

- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản

Lời giải:

Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản

+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.

+ Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

1 133 04/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: