Em hãy trả lời các câu hỏi sau: Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc

Trả lời mục Luyện tập 1 trang 69 Chuyên đề KTPL 11 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 180 12/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Luyện tập 1 trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

b) Tại sao pháp luật về thừa kế quy định việc người thừa kế đương nhiên không phụ thuộc vào nội dung di chúc?

c) Thừa kế thế vị là gì? Tại sao phải quy định về thừa kế thế vị?

d) Việc quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?

e) Di sản thừa kế được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật dân sự?

g) Phân tích quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

 

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Khái niệm

- Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

- Là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Hình thức

- Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng (điều kiện để di chúc hợp pháp phải căn cứ đúng theo quy định pháp luật)

- Chia di sản thừa kế dựa trên văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế;

- Nếu có tranh chấp thừa kế thì chia thừa kế theo quyết định/ bản án của tòa án về phân chia tài sản.

Trường hợp thừa kế

- Có di chúc và di chúc hợp lệ.

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp lệ.

Đối tượng hưởng thừa kế

- Bất kì cá nhân, tổ chức nào được đề cập đến trong nội dung di chúc.

- Cá nhân được hưởng thừa kế không căn cứ theo di chúc, gồm:

+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên.

+ Con thành niên, không có khả năng lao động.

- Chia di sản của người mất theo thứ tự 3 hàng thừa kế

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chế; không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản).

Thừa kế thế vị

- Không có thừa kế thế vị.

- Có thừa kế thế vị (theo quy định của pháp luật)

♦ Yêu cầu b) Giải thích: Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân thích, gần gũi nhất với người chết (khi họ không được cho hưởng di sản), giúp đỡ họ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

♦ Yêu cầu c)

- Thừa kế thế vị là là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

- Quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân thích, gần gũi nhất với người chết, giúp đỡ họ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

♦ Yêu cầu d) Việc quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân (thể hiện ở việc: những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau).

- Nguyên tắc tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế (thể hiện ở việc: người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế).

♦ Yêu cầu e)

- Tài sản mà người mất để lại gọi là di sản thừa kế.

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

♦ Yêu cầu g)

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái:

+ Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Ví dụ minh họa:

+ Ví dụ 1 (tuân thủ quy định pháp luật): Vợ chồng ông K kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nên đã nhận một bé gái về nuôi. Sau một năm thì ông bà sinh được một cậu con trai. Hai ông bà đã nuôi dạy và chăm sóc hai con rất chu đáo, không phân biệt con đẻ và con nuôi.

+ Ví dụ 2 (vi phạm quy định pháp luật): Vợ chồng ông C có một người con trai và hai người con gái. Vợ chồng ông C cho rằng: “con gái sau này đi lấy chồng, không giúp đỡ được gì cho bố mẹ; chỉ có con trái mới nối dõi tông đường và chăm sóc được cha mẹ khi già yếu”, do đó, ông bà thường xuyên có thái độ phân biệt đối xử, ưu tiên người con trai hơn hai con gái.

1 180 12/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: