Chuyên đề KTPL 11 Bài 8 (Cánh diều): Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 11 Bài 8.

1 663 12/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Mở đầu trang 59 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Hãy chia sẻ những điều em biết về pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản.

Lời giải:

- Một số quy định cơ bản của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình:

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về nhân thân và tài sản.

+ Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

- Một số quy định cơ bản của pháp luật dân sự về thừa kế tài sản:

+ Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã mất cho người còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

+ Thừa kế di sản có hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Khám phá

1. Một số quy định pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình

a) trang 61 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Từ thông tin trên, theo em, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng ở trường hợp 1 được thể hiện như thế nào?

Từ thông tin trên theo em quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng

Lời giải:

Trong trường hợp 1, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng đã bị vi phạm. Cụ thể là:

+ Ông M có thái độ phân biệt giới tính theo hướng: ưu tiên và đề cao vai trò của các thành viên nam trong gia đình.

+ Ông M tỏ thái độ không đồng tình, không cho phép bà N đi làm để phụ giúp thêm kinh tế cho gia đình.

+ Giữa ông M và bà N thiếu sự thấu hiểu, cảm thông với nhau, hai ông bà thường xuyên cãi vã, bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề trong cuộc sống hôn nhân.

b) trang 61 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, tài sản chung và tài sản riêng của A trong khối tài sản chung của vợ chồng là bao nhiêu?

Từ thông tin trên theo em quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng

Lời giải:

Trong trường hợp 2:

- Tài sản chung của vợ chồng A và B là 700 triệu đồng. Trong đó có:

+ 500 triệu đồng là khối tài sản chung được xác lập khi họ mới kết hôn.

+ 200 triệu đồng là tài sản chung được hình thành sau 3 năm kết hôn (lưu ý: B dùng hết tiền lương của mình để chi tiêu cho sinh hoạt trong gia đình; A dùng tiền lương để kinh doanh, tích lũy cho gia đình. Do đó, khoản lợi tức 200 triệu là tài sản chung của A và B)

- Tổng số tài sản riêng của A là: 550 triệu đồng. Trong đó:

+ 200 triệu đồng là tài sản riêng do A thừa kế của bố mẹ.

+ 350 triệu đồng là tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng A.

a) trang 62 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Từ thông tin 1, theo em trong trường hợp trên, N có được quản lí số tiền của mình không? Giải thích tại sao.

Từ thông tin 1 theo em trong trường hợp trên N có được quản lí số tiền của mình không

Lời giải:

- Căn cứ pháp luật:

+ Khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác.

+ Khoản 1 và 2 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

▪ Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

▪ Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên.

- Dữ liệu từ trường hợp 1:

+ Số tiền 100 triệu đồng là tài sản riêng của N, được hình thành từ việc ông bà nội tặng riêng cho N.

+ Bạn N đã 16 tuổi.

=> Kết luận: bạn N có quyền tự quản lí số tiền của mình.

b) trang 62 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Thông tin 2 nói đến quyền nào giữa cha mẹ và con?

Từ thông tin 1 theo em trong trường hợp trên N có được quản lí số tiền của mình không

Lời giải:

Thông tin 2 đề cập đến quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con.

c) trang 62 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Từ thông tin 1, theo em trong trường hợp 2, quyền, nghĩa vụ của ông bà với cháu được thể hiện như thế nào?

Từ thông tin 1 theo em trong trường hợp trên N có được quản lí số tiền của mình không

Lời giải:

Trong trường hợp 2, quyền và nghĩa vụ của ông bà với cháu được thể hiện ở việc: ông Q và bà S đã chăm sóc, nuôi dưỡng cháu P trong thời gian chị L sang Liên bang Nga làm việc.

Câu hỏi trang 63 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Từ thông tin bên, em hãy cho biết trường hợp li hôn giữa anh P và chị H là li hôn do yêu cầu của một bên hay là thuận tình li hôn?

Từ thông tin bên em hãy cho biết trường hợp li hôn giữa anh P và chị H là li hôn

Lời giải:

- Theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: trong trường hợp 2 vợ chồng cùng yêu cầu li hôn, nếu xét thấy hai bên thực sự tự nguyện li hôn và đã thỏa thuận về chia tài sản, việc chăm nom, chăm sóc, giáo dục con,.. thì tòa án công nhận thuận tình li hôn.

- Áp dụng điều luật này vào tình huống trên, có thể thấy: anh P và chị H là thuận tình li hôn, vì: khi anh P làm đơn xin li hôn thì cũng nhận được sự đồng ý của chị H.

2. Một số quy định của pháp luật dân sự về thừa kế di sản

a) trang 65 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Từ thông tin, theo em, trong trường hợp 1 anh A có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình cho một tổ chức không? Giải thích tại sao.

Từ thông tin theo em trong trường hợp 1 anh A có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình

Lời giải:

- Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình => do đó, anh A có quyền lập di chúc và để lại tài sản của mình cho tổ chức bảo trợ trẻ em.

- Điểm a) Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ/ chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản => Vì vậy, chị B (vợ anh A) và hai con của anh A (4 tuổi và 6 tuổi) vẫn được quyền hưởng một phần di sản của anh A, dù họ không có tên trong di chúc của anh A.

b) trang 65 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Theo em, ai có quyền được hưởng thừa kế trong trường hợp 3?

Từ thông tin theo em trong trường hợp 1 anh A có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình

Lời giải:

Những người được hưởng thừa kế trong trường hợp 2 bao gồm:

+ Vợ của ông T (nếu bà này còn sống).

+ 3 người con của ông T.

c) trang 65 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Từ thông tin và các trường hợp, em hiểu thế nào về quyền thừa kế?

Từ thông tin theo em trong trường hợp 1 anh A có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình

Lời giải:

- Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã mất cho người còn sống. Tài sản mà người đã mất để lại gọi là di sản thừa kế (di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác).

- Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

- Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

d) trang 65 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Trường hợp 3 có nói về thừa kế di sản không?

Từ thông tin theo em trong trường hợp 1 anh A có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình

Lời giải:

Trường hợp 3 không nói về thừa kế di sản, vì:

+ Di sản thừa kế được hiểu là tài sản mà người đã mất để lại.

+ Trong trường hợp 3, ông H và bà K chưa qua đời, nên phần tài sản mà hai ông bà tặng cho các con không được gọi là di sản thừa kế.

a) trang 66 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Từ thông tin, theo em, trong trường hợp 1 việc phân chia tài sản của ông A theo di chúc có đúng không? Giải thích tại sao. Theo quan điểm của em, ông A có cần phải để lại tài sản cho người nào nữa không?

Từ thông tin theo em trong trường hợp 1 việc phân chia tài sản của ông A

Lời giải:

- Di sản mà ông B để lại là 1/2 số tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng ông (tức là 400 triệu đồng).

- Việc phân chia tài sản của ông A theo di chúc là đúng, vì: theo Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015: người lập di chúc có quyền:

+ Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

+ Phân định di sản cho từng người thừa kế.

- Theo em, ông A cần để lại một phần tài sản của mình cho bà B (vợ ông A).

- Dù trong di chúc, ông A không để lại tài sản cho bà B, nhưng theo quy định của pháp luật dân sự, bà B vẫn có quyền được hưởng một phần di sản của ông A.

b) trang 66 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Trong trường hợp 2, theo em, việc ông C nói miệng để lại tài sản cho con gái Y có được không?

Từ thông tin theo em trong trường hợp 1 việc phân chia tài sản của ông A theo di chúc có đúng không

Lời giải:

Trong trường hợp 2, ông C có thể để lại tài sản cho con gái Y qua hình thức lời nói miệng, vì: theo Điều 624 và 629 Bộ luật Dân sự 2015:

+ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

+ Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, để di chúc này của ông C có hiệu lực và được coi là hợp pháp, thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Ông C thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

+ Ngay sau khi ông C thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ông C thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

a) trang 68 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Trong tình huống trên, theo em, quan điểm của chị A có đúng không?

Trong tình huống trên theo em quan điểm của chị A có đúng không

Lời giải:

Trong tình huống trên, quan điểm của chị A là đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: Ông L qua đời không để lại di chúc, nên di sản của ông L để lại sẽ chia đều cho những thành viên ở hàng thứ kế thứ nhất, bao gồm: bà N (vợ ông L) và 3 người con.

b) trang 68 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp trên.

Trong tình huống trên theo em quan điểm của chị A có đúng không

Lời giải:

- Ông L qua đời không để lại di chúc, nên di sản của ông L để lại (có giá trị là 4,3 tỉ đồng) sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

- Khoản 1 và 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

+ Hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

=> Như vậy, bà N (vợ ông L) và 3 người con của ông L sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là: 1 tỉ 75 triệu đồng/ người.

- Lúc này, tiếp tục xảy ra 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: nếu bà N từ chối nhận phần di sản của ông L, thì phần di sản của ông L sẽ được chia thành 3 phần bằng nhau, cho anh B, anh T và chị A, mỗi người được khoảng 1 tỉ 433 triệu đồng.

+ Trường hợp 2: nếu bà N nhận phần di sản của ông L và có nguyện vọng chia phần di sản mà bà nhận được (1 tỉ 75 triệu) cho 2 người con trai, thì lúc này, 3 người con sẽ nhận được phần tài sản như sau:

▪ Chị T nhận 1 tỉ 75 triệu đồng (từ di sản của ông L).

▪ Anh B và anh T nhận 1 tỉ 75 triệu đồng/ người (từ di sản của ông L) và cộng thêm phần tài sản bà N chia cho từng người.

c) trang 68 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về thừa kế thế vị thông qua trường hợp trên.

Trong tình huống trên theo em quan điểm của chị A có đúng không

Lời giải:

Quy định về thừa kế thế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

b) Tại sao pháp luật về thừa kế quy định việc người thừa kế đương nhiên không phụ thuộc vào nội dung di chúc?

c) Thừa kế thế vị là gì? Tại sao phải quy định về thừa kế thế vị?

d) Việc quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?

e) Di sản thừa kế được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật dân sự?

g) Phân tích quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

 

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Khái niệm

- Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

- Là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Hình thức

- Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng (điều kiện để di chúc hợp pháp phải căn cứ đúng theo quy định pháp luật)

- Chia di sản thừa kế dựa trên văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế;

- Nếu có tranh chấp thừa kế thì chia thừa kế theo quyết định/ bản án của tòa án về phân chia tài sản.

Trường hợp thừa kế

- Có di chúc và di chúc hợp lệ.

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp lệ.

Đối tượng hưởng thừa kế

- Bất kì cá nhân, tổ chức nào được đề cập đến trong nội dung di chúc.

- Cá nhân được hưởng thừa kế không căn cứ theo di chúc, gồm:

+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên.

+ Con thành niên, không có khả năng lao động.

- Chia di sản của người mất theo thứ tự 3 hàng thừa kế

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chế; không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản).

Thừa kế thế vị

- Không có thừa kế thế vị.

- Có thừa kế thế vị (theo quy định của pháp luật)

♦ Yêu cầu b) Giải thích: Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân thích, gần gũi nhất với người chết (khi họ không được cho hưởng di sản), giúp đỡ họ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

♦ Yêu cầu c)

- Thừa kế thế vị là là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

- Quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân thích, gần gũi nhất với người chết, giúp đỡ họ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

♦ Yêu cầu d) Việc quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân (thể hiện ở việc: những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau).

- Nguyên tắc tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế (thể hiện ở việc: người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế).

♦ Yêu cầu e)

- Tài sản mà người mất để lại gọi là di sản thừa kế.

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

♦ Yêu cầu g)

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái:

+ Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Ví dụ minh họa:

+ Ví dụ 1 (tuân thủ quy định pháp luật): Vợ chồng ông K kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nên đã nhận một bé gái về nuôi. Sau một năm thì ông bà sinh được một cậu con trai. Hai ông bà đã nuôi dạy và chăm sóc hai con rất chu đáo, không phân biệt con đẻ và con nuôi.

+ Ví dụ 2 (vi phạm quy định pháp luật): Vợ chồng ông C có một người con trai và hai người con gái. Vợ chồng ông C cho rằng: “con gái sau này đi lấy chồng, không giúp đỡ được gì cho bố mẹ; chỉ có con trái mới nối dõi tông đường và chăm sóc được cha mẹ khi già yếu”, do đó, ông bà thường xuyên có thái độ phân biệt đối xử, ưu tiên người con trai hơn hai con gái.

Luyện tập 2 trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?

A. Chị P chăm sóc, hiếu thảo với bố, mẹ đẻ của mình.

B. Anh N có hành vi sống chung như vợ chồng đối với chị H trong khi anh N đã có vợ là chị Y.

C. Con trai ông Q đe dọa ông Q, bắt phải lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho mình.

D. Anh A và anh B muốn chung sống với nhau như vợ chồng và tổ chức đám cưới.

Lời giải:

- Hành vi A. Đồng tình, vì: việc con cái chăm sóc, hiếu thảo với bố mẹ là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Hành vi B. Không đồng tình, vì: anh N và chị H đã có hành vi vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Hành vi C. Không đồng tình, vì: hành vi đe dọa, ép buộc người khác lập di chúc để hưởng lợi của con trai ông Q đã vi phạm quy định của pháp luật dân sự. Do đó, di chúc mà ông Q lập ra (do bị con trai uy hiếp, đe dọa) là di chúc không hợp lệ.

- Hành vi D. Đồng tình, vì: theo Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Điều này đồng nghĩa với việc: những người cùng giới tính có thể kết hôn và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luyện tập 3 trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy thảo luận với bạn về những hành vi vi phạm thực hiện hôn nhân và gia đình theo những gợi ý sau:

a) Những tác hại của vi phạm thực hiện hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội.

b) Hành vi vi phạm pháp luật thực hiện hôn nhân và gia đình phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay.

c) Những việc cần làm để bản thân và gia đình không vi phạm thực hiện hôn nhân và gia đình.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Tác hại:

- Rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;

- Vi phạm đạo đức xã hội;

- Tiềm ẩn những nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội.

♦ Yêu cầu b) Một số hành vi vi phạm phổ biến

- Ngoại tình (vi phạm quy định hôn nhân một vợ một chồng)

- Bạo lực gia đình (bao gồm cả 4 hình thức: bạo lực thân thể; bạo lực tinh thần; bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục).

- …

♦ Yêu cầu c) Biện pháp

- Nghiêm túc tuân thủ và vận động người thân tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Thường xuyên bồi đắp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bằng sự yêu thương, chân thành, sẽ chia và thái độ tôn trọng, bình đẳng.

Luyện tập 4 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con là X, Y. D có chồng là N và một người con là K. Di sản của ông A để lại là 900 triệu.

a) Em hãy chia thừa kế theo pháp luật khi ông A chết và không để lại di chúc.

b) Em hãy chia thừa kế theo pháp luật khi ông A chết và không để lại di chúc, C chết trước A.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Trường hợp ông A chế và không để lại di chúc, thì di sản của ông A (900 triệu) sẽ được chia đều cho 3 người ở hàng thừa kế thứ nhất là: bà B (vợ ông A) và C, D (2 người con của ông A) => do đó, mỗi người sẽ được nhận 300 triệu đồng.

♦ Yêu cầu b)

- Trường hợp ông A chết và không để lại di chúc và C (con của ông A) lại chết trước A, thì các con của C (là X và Y) sẽ được thừa kế thế vị, hưởng phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống => Lúc này, phần di sản của ông C sẽ được phân chia như sau:

+ Bà B (vợ ông A) được hưởng 300 triệu đồng.

+ D (con của ông A) được hưởng 300 triệu đồng.

+ X và Y (cháu của ông A) mỗi người được hưởng 150 triệu đồng.

Luyện tập 5 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Ông N và bà S kết hôn với nhau và có 3 người con, 2 trai, 1 gái. Trong một lần theo tàu đi biển đánh bắt cá, do tàu gặp nạn, gia đình không liên lạc được với ông N, đội tìm kiếm cứu nạn cũng không tìm được, mọi người trong gia đình đều nghĩ rằng ông và mọi người trên tàu đã chết. Thời gian sau, Bà S quen biết với ông V, hai người nảy sinh tình cảm. Bà S đã yêu cầu Toà án tuyên bố ông N đã chết và yêu cầu li hôn, sau đó kết hôn với ông V. Một ngày, ông N bỗng quay trở về, rất tức giận về việc bà S kết hôn với người đàn ông khác. Ông N muốn yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố ông đã chết và xác lập lại quan hệ hôn nhân với bà S.

Theo em, Ông N có thể xác lập lại quan hệ hôn nhân với bà S không? Giải thích tại sao.

Lời giải:

- Ông N không thể xác lập lại quan hệ hôn nhân với bà S, vì 2 lý do sau:

Thứ nhất, căn cứ theo điểm a) Khoản 2 điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015: vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn (theo quy định tại Khoản 2 Điều 68) thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

+ Thứ hai, hiện tại, bà S và ông V đã đăng kí kết hôn và được pháp luật công nhận.

Luyện tập 6 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Anh K và chị M kết hôn được hơn 10 năm mà vẫn chưa có con. Hai anh chị thống nhất sẽ nhờ chị T, chị con cậu của anh K mang thai hộ. Mọi thủ tục đã hoàn thành, chị T đã mang thai, sau 9 tháng chị sinh được bé gái bụ bẫm. Trong giai đoạn này, vợ chồng anh K xảy ra cãi vã, mâu thuẫn nhau nên không muốn nhận con về, đến thời gian giao con cho bên nhờ mang thai hộ nhưng vợ chồng anh K không đến nhận.

Theo em, việc vợ chồng anh K không đến nhận con được giải quyết như thế nào? Việc mang thai hộ trong trường hợp này có vi phạm pháp luật không?

Lời giải:

- Khoản 5 Điều 97 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. => Căn cứ theo điều luật này, nếu vợ chồng anh K không đến nhận con, thì chị T có quyền khởi kiện lên tòa án, yêu cầu tòa án buộc vợ chồng anh K đến nhận lại con.

Do chị T mang thai hộ với mục đích nhân đạo nên việc mang thai hộ trong trường hợp này không vi phạm pháp luật.

Vận dụng

Vận dụng 7 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch và tổ chức một buổi tọa đàm theo kế hoạch với chủ đề: Hôn nhân và gia đình.

Gợi ý:

- Lập kế hoạch:

+ Xác định mục đích, yêu cầu;

+ Dự kiến thời gian, địa điểm, thành phần tham gia;

+ Xây dựng nội dung (chương trình, bộ câu hỏi, đóng vai, mời chuyên gia,...);

+ Phân công người phụ trách chương trình, trang trí, dẫn chương trình, mời chuyên gia, đại biểu,...

- Tổ chức tọa đàm theo theo kế hoạch.

- Đánh giá kết quả (viết báo cáo/thu hoạch).

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh/ nhóm học sinh tự thực hiện.

Vận dụng 8 trang 71 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Xây dựng kế hoạch về cuộc thi “Tìm hiểu thừa kế di sản theo quy định của pháp luật dân sự” theo gợi ý sau:

- Lập kế hoạch, dự kiến thời gian;

- Tổ chức đăng kí tham gia;

- Xây dựng chương trình, thể lệ cuộc thi, hình thức trình bày,...

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh/ nhóm học sinh tự thực hiện.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động

Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động

Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự

Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

1 663 12/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: