Dựa vào thông tin mục a và hình 4.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng trọt

Lời giải Câu hỏi trang 129 Địa Lí 9 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9.

1 38 lượt xem


Giải Địa lí 9 Kết nối tri thức Bài 4: Nông nghiệp

Câu hỏi trang 129 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục a và hình 4.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng trọt ở nước ta.

Dựa vào thông tin mục a và hình 4.1 hãy trình bày sự phát triển và phân bố

Trả lời:

Ngành trồng trọt chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp (2021). Cơ cấu cây trồng đa dạng, xu hướng chuyển đổi từ cây trồng giá trị kinh tế không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Trong từng loại cây trồng có sự thay đổi về giống cho phù hợp điều kiện sinh thái, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

- Cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn):

+ Lúa là cây lương thực chính, vai trò quan trọng nhất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phục vụ xuất khẩu.

+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi tùy địa phương, nhiều giống mới được đưa vào sử dụng cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp bối cảnh biến đổi khí hậu; mức độ cơ giới hóa cao;

+ Lúa trồng trên khắp cả nước. Trong đó: 2 vùng sản xuất lúa trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cây rau, đậu: diện tích ngày càng tăng, trồng khắp các địa phương, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng,…

- Cây công nghiệp:

+ Cây công nghiệp hàng năm có diện tích sản lượng lớn là lạc, dậu tương (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ); mía (Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ), bông (Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,…).

+ Cây công nghiệp lâu năm có diện tích lớn là chè, cà phê, điều, hồ tiêu, cao su,… Chè phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; cà phê, điều, hồ tiêu, cao su trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các cây được mở rộng diện tích canh tác là cà phê ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, hồ tiêu, cao su ở Bắc Trung Bộ,…

- Cây ăn quả:

+ Trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới; nhiều loại được phát triển thành các vùng đặc sản có chỉ dẫn địa lí. Nhiều giống cây được lai tạo cho sản lượng cao, chất lượng tốt.

+ Các mô hình trồng trọt theo hướng công nghệ cao, hữu cơ, mô hình VietGAP, GlobalGAP được áp dụng và nhân rộng toàn quốc.

+ Diện tích ngày càng tăng, vùng trồng lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Thị trường xuất khẩu hoa quả dần mở rộng, tiếp cận được các thị trường lớn, góp phần nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân.

1 38 lượt xem