Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi

Với giải thí nghiệm 2 trang 103 sgk Hóa học lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 8. Mời các bạn đón xem:

1 24,649 28/10/2021


Giải Hóa 8 Bài 30: Bài thực hành 4: Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi

Thí nghiệm 2 trang 103 Hóa học 8: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Tiến hành thí nghiệm:

Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi (ảnh 1)

+ Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) lưu huỳnh bột.

+ Đưa muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn cho lưu huỳnh cháy trong không khí, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ (hoặc ống nghiệm) chứa đầy khí oxi.

+ Nhận xét  hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

- Hiện tượng:

+ Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

+ Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

+ Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

- Phương trình hóa học:

S + Ot° SO2.

- Giải thích

+ Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

+ Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

- Kết luận

Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Thí nghiệm 1 trang 102 Hóa 8: Điều chế và thu khí oxi...

1 24,649 28/10/2021


Xem thêm các chương trình khác: