Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Thanh Hóa (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Thanh Hóa (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:

1 8,445 28/05/2024


(Mới) Đề thi vào 10 môn Văn chính thức Tỉnh Thanh Hóa (2024 - 2025) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Thanh Hóa (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Thanh Hóa (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án (ảnh 1)

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Thanh Hóa (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án (ảnh 1)

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận

Câu 2:

Thành phần biệt lập: có thể

Thành phần tình thái

Câu 3:

Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lý giải p... up.

Gợi ý:

- Trước khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cũng cần chuẩn bị thật kĩ. Nếu không công việc sẽ diễn ra không mấy suôn sẻ, dễ dẫn tới việc không như ý.

- Hậu quả của việc chuẩn bị không kĩ là con người phải đối mặt với thất bại, đánh mất tiền bạc, lãng phí thời gian, tổn hại sức khỏe thậm chí cả mạng sống.

Câu 4:

Học sinh tự đưa ra thông điệp sâu sắc nhất được rút ra từ bài đọc hiểu, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Thông điệp:

+ Hãy sống theo cách mình muốn.

+ Tự chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân trong cuộc sống.

+ Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc.

II. LÀM VĂN

Câu 1

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc được làm những điều mình thích.

2. Bàn luận

- Làm những việc mình thích được hiểu là được làm những điều mình mong muốn, yêu thích.

- Ý nghĩa của việc được làm những điều mình thích:

+ Khi được làm việc mình yêu thích sẽ có động lực làm việc.

+ Làm việc mình thích sẽ không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.

+ Được làm việc mình thích tâm trạng vui vẻ, thoải mái nên công việc dễ dàng thành công hơn.

+....

HS lấy dẫn chúng phù hợp.

- Được làm việc đúng công việc mình đam mê, đúng công việc mình yêu thích chính là điều hạnh phúc nhất. Bởi vậy các bạn đừng ngần ngại mà theo đuổi đam mê của chính mình.

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.

- Giới thiệu khổ thơ 1,2.

2. Thân bài:

2.1. Những tín hiệu báo mùa thu sang.

Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, bảo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ xum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa ; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+“Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+“Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng

như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

-> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chẩm chậm của mùa thu về với đất trời.

Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.

+ âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.

Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

2.2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:

- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:

+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.

+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.

+ Phép đối “dềnh dàng” >< “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.

Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.

+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.

- Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ấn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.

- Nhận xét về nét riêng trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh:

- Ông cảm nhận mùa thu bằng những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ: gió sẽ, sương.

- Cảm nhận qua những hình ảnh bình dị lại vô cùng độc đáo: hương ổi.

- Cảm xúc đi từ ngỡ ngàng “hình như” đến vui vẻ “sang thu”.

Cảm nhận độc đáo, tinh tế.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Xem thêm:

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Bạc Liêu (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Ninh Bình (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Quảng Ninh (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Hải Dương (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Phú Yên (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Bình Dương (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Điện Biên (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Hưng Yên (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án

1 8,445 28/05/2024