Đề thi vào 10 môn Văn chính thức THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (2024 - 2025) mới nhất kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn Văn chính thức THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (2024 - 2025) mới nhất kèm đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:

1 423 27/05/2024


Đề thi vào 10 môn Văn chính thức THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (2024 - 2025) mới nhất kèm đáp án

PHẦN I. TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Câu 1. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi.

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)

b) Bên ngoài nóng trên ba mươi độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột.

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

c) Anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi. Đến lúc được trở về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

d) Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

Câu 2. Phân tích tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

(Trích Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)

PHẦN II. ĐỌC HIỂU (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích:

Trong một tờ tạp chí Best Life tôi đọc được một câu của George Clooney "Bạn chỉ có một thời gian ngắn ngủi trong đời để ghi dấu ấn của mình”. Hiển nhiên chữ? Có thể. Nhưng rất đúng.

Chúng ta rất dễ mắc kẹt trong những công việc hằng ngày mà quên lãng chuyện xây dựng di sản cho mình. Rất dễ tập trung vào các vấn đề mà quên đi chuyện theo đuổi lý tưởng. Rất dễ bị lôi kéo vào những mục tiêu tầm thường hằng ngày mà mất dấu những mục tiêu lớn lao. Tuy nhiên, cuộc đời xoay quanh với tốc độ cực nhanh. Nếu không dùng mỗi ngày để thực hiện chỉ là một điều nào đó để ghi dấu, để đẩy xa tầm nhìn, để tỏa sáng, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội. Tôi nhớ đến lời của nhà tư vấn Richard Leuder từng nhận xét. “Những người trên 65 tuổi khi được hỏi nếu sống lại cuộc đời, bạn sẽ sống khác ra sao? Và họ nói ba điều: “Tôi sẽ dành thời gian để dừng lại và hỏi những câu hỏi quan trọng. Tôi sẽ can đảm hơn và chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong công việc và tình yêu. Tôi sẽ sống có mục đích để tạo nên sự khác biệt". Đó là tất cả ý nghĩa".

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, Hà Nội, 2015, tr.216)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Theo đoạn trích, khi tập trung vào các vấn đề, các mục tiêu tầm thường, mắc kẹt trong những công việc hằng ngày, con người thường đánh mắt và lãng quên những gì?

Câu 2. "Nếu không dùng mỗi ngày để thực hiện chỉ là một điều nào đó để ghi dấu, để đẩy xa tầm nhìn, để tỏa sáng, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội". Em hiểu như thế nào là “ghi dấu”, “đẩy xa tầm nhìn”, “tỏa sáng"

Câu 3. Đoạn trích gửi đến cho chúng ta những thông điệp nào?

PHẢN III. LÀM VĂN (5,5 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu và những trải nghiệm của bản thân, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc sống.

Câu 2. (4,0 điểm)

“Thơ ca là tiếng hát của trái tim" (Phương Lựu)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên để thấy được “tiếng hải của trái tim" Hữu Thỉnh trong bài thơ “Sang thu” (Sách Ngữ Văn 9, tập hai, NXBGD, 2020).

1 423 27/05/2024