Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Vĩnh Phúc chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Vĩnh Phúc chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 526 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Vĩnh Phúc chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Vĩnh Phúc - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. D

Phần II. Tự luận

Câu 5.

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự sẻ chia

*Bàn luận vấn đề

Giải thích sẻ chia:

- Là san sẻ những gì mình có với người khác

- Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

- Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

Bàn luận

a) Sự sẻ chia được thể hiện qua các mối quan hệ:

- Giữa con người với con người

- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của sẻ chia:

- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

c) Ý nghĩa của sự sẻ chia:

- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

- sẻ chia đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về sẻ chia trong cuộc sống.

Ghi nhớ: Đặt câu theo yêu cầu của bài

Câu 6

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nêu cảm nhận chung về nhân vật.

b) Thân bài

* Khái quát về truyện

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

- Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

* Cảm nhận về nhân vật Phương Định

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định

- Xuất thân : là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.

- Công việc : đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

Luận điểm 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

a. Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng

- Trẻ trung, mơ mộng

+ Là cô gái trẻ người Hà Nội

+ Từng có thời học sinh hồn nhiên, vô tư

+ Hay nhớ về những kỉ niệm

-Nhạy cảm, hay quan tâm đến hình thức

+ Tự đánh giá mình là một cô gái "khá"

+ Biết được mình được nhiều người để ý

- Hay mơ mộng, tìm thấy điều thú vị trong cuộc sống và trong công việc hết sức nguy hiểm

- Hồn nhiên, yêu đời, thích hát

+ Thích hát, thuộc nhiều bài hát, còn bịa cả lời mà hát

+ Dưới cơn mưa đá, cô "vui thích cuống cuồng"

b. Phương Định là một người có phẩm chất anh hùng

- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

+ Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày

+ Hành động chuẩn xác, thuần thục

- Dũng cảm, gan dạ

- Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng

- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom

+ Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp

+ Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo

+ Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn

- Thương yêu đồng đội

+ Chăm sóc Nho chu đáo

+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương

+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ cách ăn nói

+ Quý trọng, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp.

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

Ví dụ: Gấp lại trang sách người đọc càng khâm phục hơn nữa vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định: kiên cường, anh hùng, dũng cảm, mà cũng rất đỗi mơ mộng, tinh tế. Cô là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Chính những con người ấy đã đem hết tuổi xuân, sức trẻ để cống hiến, bảo vệ tổ quốc.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Vĩnh Phúc - 2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng.

Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào?

A. Chuyện người con gái Nam Xương

B. Chiếc lược ngà

C. Lặng lẽ Sa Pa

D. Làng

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu "ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài" thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu cầu khiến

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 5. (3,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết nổi. Gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy.

Câu 6. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. D

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. B

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5.

1. Mở đoạn

Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

2. Thân đoạn

- Giải thích: Tinh thần trách nhiệm là gì?

- Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

Hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của bản thân mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài (nhắc nhở, răn đe...)

Chịu những hậu quả, kết quả của việc mình làm dù tốt hay xấu, không đùn đẩy, lảng tránh...

- Ý nghĩa, giá trị của tinh thần trách nhiệm:

Đối với bản thân:Giúp hoàn thành tốt công việc, đạt thành tích tốt, nâng cao vị trí bản thân

Được mọi người tin tưởng, kính trọng, yêu quý

Đối với tập thể, xã hội:Các công việc chung được hoàn thành tốt, giúp vị trí, hiệu suất của tập thể được đảm bảo và nâng cao

Mọi người đều có tinh thần trách nhiệm giúp tạo ra môi trường làm việc văn minh, thân thiện, hòa nhập

- Mặt trái (phản đề): Một bộ phận người:

Sống thiếu tinh thần trách nhiệm, lơ là, ỷ lại người khác

Không dám chịu trách nhiệm với hậu quả của hành động của mình

→ Cần nhận thức được sai lầm đó và sửa đổi

- Giải pháp:

Nêu cao tinh thần trách nhiệm qua truyền bá, cổ động, giáo dục bằng sách vở, phim ảnh, báo chí...

Phê phán những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm đồng thời có sự khen ngợi, cổ động những cá nhân giàu tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

- Liên hệ cá nhân:

Bản thân em đã có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống chưa? Điều đó thể hiện qua những hành động nào?

Em sẽ làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mình và lan tỏa đến mọi người?

3. Kết đoạn

Khẳng định vấn đề vừa bàn luận: ý nghĩa và vai trò quan trọng không thể thiếu của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.

Câu 6.

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

Giới thiệu về hai khổ thơ cần nêu cảm nhận: 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

- Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.

- Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.

- Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.

→ Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Khổ thơ thứ hai

- Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.

- Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.

- Động từ “vắt”: thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.

→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

3. Kết bài

Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho bức tranh thiên nhiên với những biến chuyển tinh tế được miêu tả trong hai khổ thơ

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Vĩnh Phúc - 2020

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng:

“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

A. Những ngôi sao xa xôi

B. Lặng lẽ Sa Pa

C. Làng

D. Chiếc lược ngà

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết câu nào là chủ yếu?

A. Phép thế

B. Phép nối

C. Phép liên tưởng

D. Phép lặp từ ngữ

Câu 4. Trong đoạn trích, “Tôi” để chỉ nhân vật nào?

A. Ông Hai

B. Ông Sáu

C. Phương Định

D. Anh thanh niên

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) 

Câu 5 (3,0 điểm).

Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

(Tố Hữu - Một khúc ca)

Em hãy viết một đoạn văn trả lời cho câu hỏi trên của nhà thơ Tố Hữu. Trong đoạn văn, sử dụng ít nhất một câu có chứa thành phần phụ chú. Gạch chân dưới câu chứa thành phần phụ chú đó.

Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. A

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4. C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5

*Dẫn dắt vào vấn đề: mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.

*Bàn luận

- Sống đẹp là như thế nào? Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

- Ý nghĩa của việc sống đẹp

+ Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.

+ Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.

+ Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.

* Bàn luận, mở rộng

- Phê phán những biểu hiện sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn,...

- Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.

* Liên hệ bản thân

Kết thúc vấn đề: khẳng định vai trò và ý nghĩa của sống đẹp.

Câu 6

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.

II. Thân bài

* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.

- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba

+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng

+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

- Trước lúc ông Sáu lên đường

+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào

+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn

- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa

+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi

+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ

III. Kết bài

- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.

- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.

1 526 05/05/2023
Mua tài liệu