Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,391 09/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (2022)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. TIẾNG VIỆT

Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. ơi! => Thành phần gọi đáp

b.  – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. => Thành phần phụ chú​​​​​​

c. Thành phần biệt lập trong câu sau được thể hiện ở từ “chắc” và “hình như “. => Thành phần tình thái

d. Ôi => Thành phần cảm thán

Câu 2. Hai biện pháp tu từ: so sánh (mẹ như nhánh mạ gầy); ẩn dụ (hóa thân làm bát cơm đầy...).

Tư tưởng của tác giả thể hiện qua hai dòng thơ “Mẹ tôi như nhánh mạ gầy/ Hóa thân làm bát cơm đầy nuôi tôi” nỗi xót xa, thương cảm trước sự vất vả, cơ cực để nuôi con, lo cho con được no ấm, đủ đầy dù thân thể mẹ ngày càng hao gầy, héo hon; lời ngợi ca, tri ân của tác giả đối với mẹ. Việc hiểu và cảm nhận được công lao to lớn của mẹ đối với mình cho thấy tác giả là người con chí hiếu.

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo đoạn trích Sự vĩ đại của Abraham Lincoln đã được bộc lộ ở mức độ cao nhất khi ông đối mặt với các vấn đề có thể nản lòng những ai kem cỏi hơn.

Câu 2. Hình ảnh "biển động và các cơn bão" là hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, là điều không thể tránh khỏi. Nó như một yếu tố chắc chắn sẽ xảy ra mà không thể ngăn cản.

Tất nhiên một vùng biển lặng không tạo ra được những thủy thủ giỏi, nhưng vùng biển động và những cơn bão sẽ tạo ra những con người giỏi giang có thể lèo lái con thuyền.

Câu 3.

- Bày tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.

- Lí giải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ví dụ trường hợp đồng tình:

+ Trong cuốn phim của bạn, bạn vừa là người viết kịch bản vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí là khán giả. Bạn có quyền đưa bất cứ ai trở thành vai chính, vai phụ, bạn có quyền quyết định cho họ đóng tiếp hay dừng lại.

+ Nếu cuộc đời là một cuốn phim, hãy làm cho nó đáng xem bởi bạn sẽ nhìn nhận được bằng chính đôi mắt của mình. Hãy cho mình một kế hoạch để từng thước phim diễn ra theo đúng ý bạn. Hãy viết câu chuyện của mình.

III. LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, hãy viết một ddaonj văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi người.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp,  móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.

c. Triển khai vấn để nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận  theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi người. Có thể tham khảo:

- Nghịch cảnh: là hoàn cảnh trớ trêu, éo le, những nghịch lí cản trở cuộc sống của con người; là những rủi ro con người không mong muốn trong cuộc sống.

- Nghịch cảnh là những hoàn cảnh không ai mong muốn nhưng nó vẫn xảy đến như một lẽ tất yếu của cuộc sống.

- Đối diện với những nghịch cảnh, con người sẽ nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống để từ đó ta biết trân trọng hơn những thứ ta đang có và nhận thức được những hạn chế để khắc phục và phát triển trong tương lai.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

*Giải thích

- Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

- Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.

- Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp…

=> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp.

*Lý giải vấn đề

- Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.

- Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.

- Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người…

- Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…

=> Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân – thiện – mĩ.

*Làm sáng tỏ "cái đẹp của sự thật đời sống" được nhà thơ Chính Hữu "khám phá một cách nghệ thuật" qua bài thơ Đồng Chí.

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua: Bài thơ nói về tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

+ Là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.

+ Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

+ Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù.

+ Sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom.

+ Chính Hữu đã khắc họa thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ tình yêu nước.

*Đánh giá

- Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

- Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (2021)

Phần I Tiếng Việt (2,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm)

Chỉ ra các phép liên kết hình thức trong những trường hợp sau:

a. Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. (Kim Lân).

b. Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)

Câu 2. (1,0 điểm)

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của các từ “tay" trong những câu sau.

a. Tay tre đã vươn dài đầy sức sống.

b. "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (Chính Hữu)

c. “Rối ren tay bí tay bầu". (Nguyễn Duy)

d. Hắn là một tay cờ bạc có hạng.

Phần II: Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)

Đọc Văn bản Sau:

Năm 1920, có một cậu bé 11 tuổi ở Mỹ đá bóng làm vỡ kính nhà hàng xóm. Họ đòi cậu bồi thường 13 đô la. Lúc bấy giờ 13 đô la là một con số không nhỏ, có thể mua được 125 con gà mái. Cậu bé nhận lỗi với cha. Cha cậu bảo: "Con phải chịu trách nhiệm về việc này." Cậu bé rất khó xử: "Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải phả vào năm sau." Từ đó cậu bé vất vả làm thêm, và nửa năm chịu khó cậu đã kiếm được số tiền "không lồ" đó và hoàn trả cho cha. Cậu bé sau này trở thành tổng thống của nước Mỹ - Reagan. Khi nhớ tới câu chuyện này, ông nói, sửa sai bằng chính nỗ lực của mình đã khiến tôi hiểu được thế nào là trách nhiệm.

(Học cho ai? Học để làm gì? Tiêu Vệ, tr 23-24, NXB Kim Đồng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Ghi lại lời của người cha nói với con khi cậu bé nhận đối với cha.

Câu 2. Lời nói của người cha có tác dụng như thế nào đối với người con?

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử người cha hay không? Vì sao?

Phần III: Làm văn (5,5 điểm) 

Câu 1. (0,5 điểm).

Từ nội dung của văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng giấy thi trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải gánh vác trách nhiệm của con người trong cuộc sống.

Câu 2. (4,0 điểm)

"Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn dường đến xứ sở của cái đẹp" - K.Pautopxki.

Bằng việc cảm nhận tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", anh/chị hãy làm rõ "xứ sở của cái đẹp" mà nhà văn Lê Minh Khuê "dẫn đường" cho chúng ta đến?

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I Tiếng Việt 

Câu 1 

Phép liên kết hình thức trong những trường hợp sau:

a. Thế: người đàn bà - Thị

b. Phép trái nghĩa: yếu đuối - kẻ mạnh, hiền lành - ác

Câu 2.

a. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

b. Từ “tay” là nghĩa gốc.

c. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

d. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

Phần II: Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Lời của người cha nói với con khi cậu bé nhận lỗi với cha: - “Con phải chịu trách nhiệm về việc này” - “Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải trả vào năm sau”

Câu 2

Lời nói của người cha có tác dụng:

- Người cha muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.

- Đây như một bài học của người cha dành cho con trai: "có vay, có trả"

- Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho cha.

Câu 3. Nêu quan điểm của riêng em, lý giải hợp lý.

Gợi ý: Em đồng tình với cách ứng xử của người cha:

- Yêu cầu của cha đặt ra có ý nghĩa là tạo động lực cho cậu bé. Để cậu không ỷ lại và dựa dẫm vào cha.

- Cha có thể hỗ trợ cậu bé lúc đó nhưng cậu bé phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình.

Phần III: Làm văn (5,5 điểm) 

Câu 1.

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu về tinh thần gánh vác trách nhiệm của con người trong cuộc sống

II. Thân đoạn:

1. Giải thích:

Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thật tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tinh thần yêu nước, chăm lo học tập,....

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

- Đối với công dân; thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

- Sống không được ỷ lại và dựa dẫm vào người khác, phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình.

3. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

- Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

4. Phản đề

- Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

III. Kết đoạn:

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

Câu 2. 

1. Mở bài:

Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.

2. Thân bài

- Nhà văn chân chính: nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người, đem ngòi bút của mình khám phá, phát hiện, ngợi ca cuộc sống . Đem tài năng của mình để phục vụ đời sống và lợi ích của ccon người.

- Người dẫn đường: dẫn dắt , mở ra tầm nhìn giúp cho người đi đúng hướng, có thể khám phá phát hiện cuộc sống. Xứ sở cái đẹp : nơi chứa đựng những thứ tốt đẹp, đẹp đẽ, cao cả, nhân văn. Sứ xở cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở nội dung, hình thức nghệ thuật.

- Khẳng định vai trò thiên chức của nhà văn, là phải viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, giúp người đọc khám phá cái đẹp được nhà văn gửi gắm trong tác phẩm .

- Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động. Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.

- Vẻ đẹp của những con người trong Những ngôi sao xa xôi : là vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong, là vẻ đẹp về cả tinh thần tránh nhiệm - của người chiến sĩ.

- Vẻ đẹp chung của ba cô gái:

+ Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hy sinh.

+ Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.

+ Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.

- Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong:

+ Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.

+ Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.

+ Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện:

- Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề.

- Cốt truyện : đơn giản, chân thật

- Nhân vật xuất hiện sau từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ

3. Kết Bài

Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người trẻ, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (2020)

Sở GD&ĐT Nam Định

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn (chung)

Ngày thi: 8.7.2020

Phần I Tiếng Việt (2,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm)

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:

a) Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bằng Việt).

b) Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng)

c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)

d) - Vâng bà để mặc em ... (Kim Lân)

Câu 2 (1,0 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc câu được sử dụng trong đoạn văn sau

Để cây cối không hóa thạch mãi trong những câu ca dao hay truyện cổ, con người phải tiếp tục trồng cây. Trồng cây thị cho người sau còn yêu cô Tấm. Trồng khóm tre ngà cho truyện Thánh Gióng âm ỉ nuôi lòng yêu nước trong mỗi con người. Trồng cây quế, cây cau, dây trầu cho cổ tích nối dài vào đời sống hiện đại. Cho cổ tích còn cơ hội nuôi dưỡng mầm thiện trong mỗi người... cho những hoang vu khô cằn không có cơ hội ám ảnh đời người.

(Theo Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016)

Phần II. Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.

Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.

(Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, www.goctamhon.com)

Câu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân vật.

Câu 3 (1,0 điểm).

Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý nghĩa gì?

Phần III. Làm văn (5,5 điểm) 

Câu 1. (1,5 điểm) 

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, em hãy và một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.

Câu 2 (4,0 điểm)

Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả.

Em hãy cảm nhận đoạn thơ sau, từ đó rút ra những thông điệp mà Nguyễn Duy muốn gửi gắm tới bạn đọc.

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn - đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình..

(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I. Tiếng Việt

Câu 1. Thành phần biệt lập

a) Ôi: thành phần biệt lập cảm thán

b) thế nào: tình thái

c) tôi nghĩ vậy: phụ chú

d) Vâng : gọi đáp

Câu 2: biện pháp điệp cấu trúc "Trồng .... cho..." có tác dụng:

+ Nhấn mạnh vai trò của cây cối trong việc gắn kết đời sống hiện thực và thế giới cổ tích...

+ Thể hiện tình yêu và sự trân trọng của tác giả với văn học dân gian.

+ Tạo nhịp điệu, giọng điệu khẳng định và sự liên kết câu.

Phần II. Đọc hiểu

Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận

Câu 2 (1,0 điểm).

Các nét tính cách nổi bật của cậu bé qua lời bình phẩm:

- Có thói quen quan sát thế giới xung quanh.

- Hồn nhiên, vô tư.

- Nóng vội, hấp tấp.

- Hay bình phẩm theo góc nhìn chủ quan.

Câu 3 (1,0 điểm). Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình" là một lời giải đáp, giải thích điều cần thay đổi không phải là tấm vải hay người chủ của nó, điều cần thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé.

Ý nghĩa câu trả lời của người mẹ:

- Giải thích cho cậu bé hiểu vì sao tấm vải của người hàng xóm trở nên sạch sẽ, trắng tinh. (0,5 điểm)

- Nhắn nhủ người con:

+ Không nên vội vàng đánh giá người khác qua cái nhìn chủ quan của bản thân. (0,25 điểm)

+ Nên nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực (0,25 điểm)

Phần III. Làm văn (5,5 điểm) 

Câu 1. (1,5 điểm) 

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.

Trong cuộc sống mỗi người đều có một cách nhìn khác nhau trong bất cứ sự vật sự việc nào, nhưng nếu có một cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực thì sự chuyến biến luôn theo hướng tốt hơn với bạn.

Hoặc

Sự khác biệt giữa người có thái độ sống tích cực với người có thái độ sống tiêu cực biểu hiện rất rõ trong cách cư xử thường nhật.

Bàn luận vấn đề

- Giải thích: Sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng thích tích cực chính là cách chúng ta rèn luyện một thái độ sống tích cực, luôn giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một niềm tin vào cuộc sống tương lai.

- Đây là cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.

- Khi đối mặt với khó khăn luôn nghĩ cách tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề

- Tạo dựng được thái độ sống tích cực sẽ giúp ta có được phẩm chất đáng quý của con người, một lối sống đẹp.

- Gá trị mà thái độ sống tích cực mang lại

+ Người biết thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực sẽ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.

+ Xây dựng những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

Bài học nhận thức và hành động: Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.

Câu 2.

Gợi ý: Cảm nhận đoạn thơ trong bài Ánh trăng và rút ra những thông điệp Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc.

*Yêu cầu chung: Học sinh biết cách tạo lập một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (Cảm nhận đoạn thơ và rút ra những thông điệp Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc), triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục.

Dưới đây là một hướng triển khai:

*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích

- Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông mang đậm tính triết lí, nghiêng về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, suy tư.

- Bài thơ Ánh trăng được sáng tác năm 1978, in trong tập thơ cùng tên, tác giả được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.

- Đoạn thơ là cảm xúc, tâm trạng của người lính khi tình cờ gặp lại và đối diện với trăng đồng thời hàm chứa những thông điệp mà Nguyễn Duy muốn gửi tới độc giả.

*Cảm nhận đoạn thơ

- Học sinh có ý thức liên hệ với hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc của bài thơ để khái quát được vị trí và nội dung đoạn thơ.

- Cảm nhận cụ thể:

+ Khổ 1: Tình huống đời thường và hành động của người lính

++ Tình huống bất ngờ (đèn điện tắt, phòng tối), con người vội tìm về với thiên nhiên (vội bật tung cửa sổ), vầng trăng đột ngột xuất hiện.

++ Chú ý các từ: thình lình, vội, đột ngột để làm rõ sự việc bất thường chính là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc.

+ Khổ 2: Tâm trạng con người khi đối diện với trăng

++ Tư thế lặng im ngửa mặt lên nhìn mặt: con người trong tư thế chủ động đối diện đàm tâm với vầng trăng, cũng là đối diện với chính mình.

++ Từ láy rưng rưng: gợi tả dòng nước mắt chực trào, nghẹn ngào, thổn thức.

++ Biện pháp điệp ngữ, liệt kê, so sánh, giọng thơ hối hả (như là đồng là bể - như là sông là rừng): gợi cảm xúc của người lính về thời quá khứ gắn với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu thuở ấu thơ và hồi chiến tranh mà ánh trăng soi rọi, đánh thức trong anh...

+ Khổ 3: Suy ngẫm triết lí của người lính về trăng

++ Hình ảnh: Trăng tròn vành vạnh – trăng im phăng phắc: Vầng trăng xuất hiện tròn trịa, đầy đặn và bao dung mặc cho con người có lãng quên, vô tình. Trăng biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên không thay đổi dù con người có đổi thay...

++ Nghệ thuật nhân hóa khiến trăng như một nhân chứng, nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ về lối sống ân nghĩa thủy chung; trạng thái giật mình là sự thức tỉnh lương tâm, là tiếng nói bên trong của con người khi nhận ra sự thiếu sót và khuất lấp trong tâm hồn mình.

- Đánh giá chung:

+ Thể thơ ngũ ngôn, chỉ viết hoa chữ cái ở đầu mỗi khổ, cả đoạn thơ chỉ có một dấu chấm duy nhất biểu hiện dòng cảm xúc liền mạch...

+ Kết hợp tự nhiên giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, tạo nên một câu chuyện nhỏ có bối cảnh không gian, thời gian và nhân vật.

+ Mạch cảm xúc theo trình tự thời gian, nhân vật trữ tình là người lính đối thoại với chính mình, tự chất vấn lương tâm để có sự bừng thức về tâm hồn, về lẽ sống.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gợi cảm, sử dụng linh hoạt các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh...

*Những thông điệp tác giả gửi tới bạn đọc

Học sinh chỉ ra một số thông điệp phù hợp. Sau đây là một số định hướng:

Qua lời tự nhắc của người lính về những năm tháng gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, tác giả đã gửi đến bạn đọc thông điệp về:

- Thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình...

- Thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ....

c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Cách cho điểm:

- Điểm từ 3,5 -> 4,0: Đảm bảo đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ các yêu cầu nêu trên nhưng có ý sâu sắc; vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, linh hoạt, văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh.

- Điểm từ 2,75 -> 3,25: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích tác phẩm chưa thật thuyết phục nhưng có ý kiến đánh giá đúng dù chưa thật sâu sắc.

- Điểm 2,0 -> 2,5: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân tích định hướng tác phẩm; chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

- Điểm dưới 1,75: Chưa hiểu đúng đề, phân tích tác phẩm một cách chung chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi, trình bày cẩu thả.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.

1 1,391 09/05/2023
Mua tài liệu