Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 768 09/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - 2022

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt thông qua đoạn trích

- Nêu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

a. Khái quát thông điệp từ đoạn trích:

- Hạnh phúc là những thứ vốn rất bình dị mà đôi khi chúng ta không để tâm hoặc mặc nhiên nó tồn tại. Chỉ khi con người mất đi mới nhận ra hóa ra hạnh phúc đơn giản như vậy. Vì thế hãy trân trọng những điều hạnh phúc nhỏ bé bình dị vẫn đang hiện hữu thường ngày xung quanh chúng ta.

b. Giải thích thông điệp:

- Hạnh phúc: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó. Đây là điều mà ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống.

- Điều bình dị: Là những điều nhỏ bé xuất hiện trong đời sống con người mà đôi khi chúng ta không chú ý tới hoặc lãng quên.

-> Trạng thái cảm xúc tích cực của con người mà ai cũng muốn hướng tới đôi khi lại bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị xuất hiện xung quanh chúng ta.

-> Khẳng định thông điệp đoạn trích hoàn toàn chính xác.

c. Chứng minh

- Hạnh phúc đôi khi bắt nguồn từ những điều bình dị

- Dù là nhỏ bé nhưng những niềm hạnh phúc ấy đều xứng đáng được trân trọng, ngợi ca

Dẫn chứng: Hạnh phúc ki được nhìn thấy nụ cười của mẹ, ánh mắt trừu mến của cha, hạnh phúc khi làm việc tốt được nhận một lời cảm ơn,….

- Từ những hạnh phúc nhỏ bé ấy, nếu biết trân trọng, ươm mầm sẽ lớn lên đưa chúng ta tới những hạnh phúc lớn lao hơn.

d. Bình luận:

- Cần ý thức rõ ràng về hạnh phúc

- Trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ nhất. Không để mất rồi mới hối tiếc.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Bản chất nghệ thuật là tình cảm.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm:

+ Nghệ thuật là một loạt những hoạt động khác nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra để thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của người viết

+ Tình cảm: Biểu hiện của sự giao cảm giữa con người với con người và con người với thế giới xung quanh

- Biểu hiện: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tình cảm

+ Nghệ thuật hướng đến cái đích tình thương: Một tác phẩm( văn học,..) chân chính là phải hướng đến con người, phục vụ đời sống tình cảm của con người

+ Tình cảm chính là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật: Mọi khía cạnh của tình thương đều được văn học khai thác triệt để để có thể gắn kết con người, đưa con người gần lại với nhau và thấu hiểu nhau hơn.

b. Chứng minh nhận định qua tác phẩm văn học:

* Tình cha con trong chiến tranh của ông Sáu và bé Thu trong Chiếc lược Ngà

(+)Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

– Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng: (hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá…).

=> Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rạch ròi của cô bé.

– Khi nhận ra ông Sáu là cha mình, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi:

+ Nó bỗng kêu thét lên "ba" – tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.

+ Cô bé chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp (hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo), dang cả hai chân để câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé run run. Tình yêu thương ba được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi. Em yêu ba, nhớ ba, mong ba. Nay tình cảm ấy mới có dịp vỡ òa ra nên vô cùng mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

(+) Tình cảm của ông Sáu dành cho con

– Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ.

– Về đơn vị, ông day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con. Chi tiết này thể hiện tình yêu con tha thiết.

– Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà.

– Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con.

* Tình cảm bà cháu thiêng liêng trong tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt.

(+) Hình ảnh bếp lửa nơi xứ người gợi lên nỗi nhớ bà, nhớ quê hương

- Dòng hồi tưởng về bà, về tuổi thơ được khơi gợi từ hình ảnh thân thương- bếp lửa

+ Hình ảnh người bà nhân hậu với tấm lòng chi chút của người nhóm lửa chợt ùa về trong tiềm thức khi nhìn thấy bếp lửa

+ Bếp lửa được nhóm lên trong thời khắc xa xứ đã làm thức dậy nỗi niềm nhớ thương về người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó

- Bếp lửa gợi lại kỉ niệm ấp áp, êm đềm của tuổi thơ khi bên bà

+ Tuổi thơ đứa cháu là những chuỗi ngày thiếu thốn nhưng nhờ có bà, cuộc sống của cháu luôn tràn ngập tình yêu thương, đầm ấm

+ Bên cạnh bếp lửa, hồi ức về bà đã gợi lên hình ảnh hai bà cháu gắn bó, chia sẻ tình cảm nồng ấm suốt 8 năm trời.

- Bà luôn ân cần đảm nhiệm nhiều vai trò khi chăm sóc cháu, tình yêu thương cháu và sự chăm sóc chi chút cho cháu của bà

+ Bà trở thành chỗ dựa vững chắc cho cháu, lấp đầy những thiếu thốn về vật chất và tinh thần của đứa cháu

+ Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn phá, bà vững lòng, bình tĩnh tạo niềm tin cho con cháu

(+) Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa

- Từ những hoài niệm về bà, người cháu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời bà

+ Hình ảnh của bà luôn gắn chặt với hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thuộc

+ Trong lòng bà luôn có một “ngọn lửa” “ủ sẵn”, đây là ngọn lửa của niềm tin, ý chí, nghị lực và khát vọng sống

+ Ngọn lửa đó thắp lên niềm tin, tình yêu và nghị lực sống tin tưởng vào ngày mai cho đứa cháu

- Hình ảnh người bà tần tảo khuya sớm, là người thắp lửa, giữ lửa truyền tới thế hệ trẻ

+ Mặc dù cuộc đời bà trải qua “nắng mưa” lận đận, nhưng bà luôn lạc quan, tin tưởng và dành những điều tốt đẹp cho con cháu

+ Động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại nhằm khẳng định : bà chính là người khơi dậy những giá trị sống tốt đẹp trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, sự cảm thông chia sẻ

- Khổ thơ cuối là lời tự bạch của người cháu khi trưởng thành, xa quê

+ Dù xa quê hương, xa bà nhưng người cháu vẫn luôn nhớ và hướng về bà với niềm yêu thương, sự biết ơn vô hạn

c. Đánh giá:

- Cảm xúc, tình cảm chính là bản chất của nghệ thuật, là tiền đề để tạo nên những giá trị nghê thuật để đời.

- Một tác phẩm nghệ thuật hay là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

3. Kết bài:

Khái quát lại nội dung vấn đề nghị luận

1 768 09/05/2023
Mua tài liệu